Đây là cách ngành du lịch "đút túi" gần 105 tỷ USD từ du khách Trung Quốc

15/03/2016 08:36 AM | Kinh doanh

Các nhà tiếp thị không chờ khách du lịch tự đến nữa, họ cần tiếp cận khách hàng lúc còn chưa ra khỏi cửa.

Ở Trung Quốc có khoảng 100 triệu lượt người đi du lịch nước ngoài mỗi năm. Tuy nhiên, việc tiếp thị cho nhóm khách béo bở này diễn ra khá sớm, trước cả lúc họ rời đất nước.

Các thương hiệu khôn ngoan đã tiếp cận khách hàng thông qua ứng dụng xã hội phổ biến WeChat trong giai đoạn trung bình từ 4-6 tuần trước chuyến đi. Sau đó, họ sẽ tìm cách nhắm đến du khách tiềm năng có nhu cầu đến địa điểm quốc tế mà mình cung cấp dịch vụ.

Việc tiếp thị cho nhóm tiêu dùng này không mới, nhưng cần quan tâm đến những đặc trưng riêng của du khách Trung Quốc. Để tiếp cận với những du khách trẻ, độc lập và hiểu biết về kỹ thuật số, điều cần làm là có một kế hoạch tiếp thị kết hợp chiến lược cá nhân hóa.

Các thương hiệu dường như không hiểu ngành du lịch đang chuyển từ hình thức du lịch tour theo nhóm sang kiểu du lịch độc lập”, Darren Jacobs của iClick Interactive Asia nói. “Đây là 2 nhóm cũng như chiến lược tiếp thị hoàn toàn khác biệt”.

Theo báo cáo của HSBC, người dân Trung Quốc đã có khoảng 120 triệu chuyến du lịch nước ngoài trong năm 2015, với mức chi tiêu khoảng 105 tỷ USD. Họ còn dự đoán những khách du lịch này sẽ có 240 triệu chuyến đi trong thập kỷ tới.

Cũng theo số liệu từ nhóm nghiên cứu thị trường GfK, hơn nửa số du khách từ nước này có độ tuổi từ 15 đến 29 tuổi. Trong đó có khoảng 66% nhóm này có mức thu nhập cao, tình trạng tài chính của họ còn được dự đoán sẽ tăng lên thêm nữa khi sự nghiệp thăng tiến. Theo một nghiên cứu thường niên khác, đa phần họ đều là nhân viên văn phòng hoặc làm những công việc chuyên môn cao.

Tóm lại, theo báo cáo của GfK, đặc điểm của nhóm tiêu dùng này là:

- Sẵn sàng chi tiền để hưởng thụ và chăm sóc bản thân

- Không nhạy quá nhạy cảm về giá

- Mong muốn có những trải nghiệm ý nghĩa, mạo hiểm và thú vị

- Am hiểu công nghệ, đa phần sử dụng smartphone

- Thích chia sẻ trải nghiệm thông qua các nền tảng truyền thông xã hội

Các nhóm tiếp theo là 37% trong độ tuổi từ 30 đến 44, 10% trong độ tuổi từ 45 đến 59.

Có 2 giai đoạn quan trọng để thu hút khách du lịch Trung Quốc:

1. Trước chuyến đi

Trước đây, các nhà tiếp thị có thể chờ khách nước ngoài tìm đến với nước mình. Ngày nay, tất cả những thứ cần làm là tiếp cận trước khi du khách rời quê nhà của họ.

Khoảng 4-6 tuần trước chuyến đi được xem như thời điểm quan trọng cần tiếp cận khách hàng khi họ còn nghiên cứu, lên kế hoạch và đặt chỗ cho chuyến đi.

Lấy một ví dụ về thời điểm Tết Nguyên Đán vào tháng 2, IClick Interactive đã làm việc với Michael Kors để thúc đẩy bộ sưu tập các sản phẩm dành cho năm Thân. Bộ sưu tập nhằm quảng bá đến du khách tiềm năng lựa chọn du lịch tại Anh, Pháp và Ý.

Đối tượng tập trung là người dùng Trung Quốc có dự định đi du lịch, quan tâm đến du lịch, thời trang và làm đẹp. Những người này được tiếp cận qua máy tính và điện thoại. Quảng cáo tự nhiên và quảng cáo hiển thị được sử dụng trên khắp các mạng xã hội ở Trung Quốc như WeChat, QQ và Qzone.


Trên điện thoại

Trên điện thoại


Trên máy tính

Trên máy tính

2. Tại đích đến

Khi du khách đã đặt chân đến London, Paris hay Rome, tất cả những việc cần làm là tiếp tục lan truyền các thông điệp.

Tại đây, geo-targeting (hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng) được sử dụng để tiếp cận người dùng qua tài khoản WeChat, QQ hay Qzone:

Dữ liệu được sử dụng để định vị khách hàng qua WeChat thông qua IP mục tiêu. Truyền thông điệp với mục đích gợi ra lời nhắc ghé đến một cửa hàng Michael Kors.

"Bạn đang ở London phải không? Hãy đến và ghé thăm cửa hàng của chúng tôi để có những thứ cần phải có trong dịp Tết".

Tiếp cận du khách Trung Quốc đòi hỏi sự chuyển dịch lớn trong chiến dịch tiếp thị

Các thương hiệu đã không còn chỉ tiếp thị tại sân nhà của mình, họ đã biết xúc tiến mạnh mẽ tại thị trường nước ngoài. Thay đổi lớn nhất với những nhà tiếp thị nhắm đến mục tiêu du khách Trung Quốc là cần tiếp cận trước khi họ đi du lịch.

Để thu được hiệu quả, cần chú ý một số điểm sau:

Thấu hiểu đối tượng và hành vi của họ- chắc chắn rằng bạn sẽ tiếp cận họ ở những kênh có liên quan. Tiếp cận mục tiêu ở đúng thời điểm Đưa đúng thông điệp đến đúng đối tượng Đảm bảo đưa thông điệp kịp mùa vụ- ví dụ như khuyến mại dịp Tết âm lịch. Sử dụng các kênh tiếp thị chéo phù hợp

Đối với những khách từ Trung Quốc, bạn nên tìm hiểu thêm về tính năng của mã QR trong tiếp thị.

Cambridge Satchel là công ty dẫn đầu trong cách tiếp cận online và offline với du khách. Bằng việc có mã QR trong bảng chỉ dẫn tại các cửa hàng ở London, thương hiệu này tiếp cận khách suốt chuyến đi lẫn cả khi họ quay trở về quê hương.

Nick Debnam từ KPMG Trung Quốc cho rằng: “Với người tiêu dùng Trung Quốc, kỹ thuật số là điểm chủ chốt. Trước kia nhiều thương hiệu xa xỉ nghĩ rằng ‘chúng tôi là hàng cấp, chúng tôi không bán trực tuyến’. Nhưng hiện nay không còn ai nghĩ như vậy nữa.”

Các thương hiệu tiến vào thị trường Trung Quốc có thể tự định vị bản thân mình cao. Tuy vậy, chúng có thể đối mặt với sự phản ứng dữ dội của người tiêu dùng và sự mất giá của thượng hiệu nếu sản phẩm không phù hợp với thị trường.

Bây giờ người Trung Quốc hoàn toàn có thể biết mọi thứ bán ở đâu và như thế nào tại nhiều nước trên thế giới. Điều này có thể góp phần làm suy yếu chiến lược tiếp thị toàn cầu tại nước này,” ông nói.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM