Đại gia bán lẻ: Mở rộng tại châu Á, dè chừng ở Việt Nam

26/03/2015 09:04 AM | Kinh doanh

Các đại gia bán lẻ quốc tế vẫn còn sự dè chừng khi mở rộng kinh doanh tại các thị trường có nền kinh tế đang phát triển hoặc chưa ổn định.

Tổ chức Tư vấn bất động sản quốc tế CBRE cho biết, có tới 85% các nhà kinh doanh thời trang cao cấp và 67% các nhà bán lẻ thuộc lĩnh vực Khi thị trường thực phẩm và đồ uống  (F&B) quan tâm đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Với 43% các nhà bán lẻ có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại châu Á Thái Bình Dương vào cuối năm 2015 đã khiến khu vực này là một trong những nơi có nhiều cửa hàng mới khai trương nhất trên toàn cầu.

Nhìn chung, kế hoạch mở rộng quy mô lớn với các nhà bán lẻ đang tìm kiếm mở hơn 40 cửa hàng đã giảm 5% ở châu Á – Thái Bình Dương, chủ yếu là các thương hiệu F&B..

Kết quả khảo sát của CBRE cũng cho thấy, các đại gia bán lẻ vẫn còn sự dè chừng khi mở rộng kinh doanh tại các thị trường có nền kinh tế đang phát triển hoặc chưa ổn định.

Theo ông Jonathan Hsu, Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường, CBRE châu Á, sự leo thang chi phí và những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng là những thách thức đang đặt ra với các nhà bán lẻ.

"Các nhà bán lẻ nhận thấy người tiêu dùng vẫn đang ưa chuộng không khí mua sắm tại các cửa hàng truyền thống và họ dự định sẽ mở thêm nhiều cửa hàng nữa", ông Hsu nhấn mạnh

Đồng quan điểm trên, ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Kingland cho biết, năm 2014 vừa qua, tình hình kinh doanh bán lẻ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đây lại là cơ hội tốt để chiếm lĩnh các vị trí đắc địa tại các tuyến phố thương mại của các hãng thời trang, điện thoại di động, ăn uống.

Nhóm khách hàng bán lẻ điện thoại di động như Thế giới di động, FPT shop, Viettel Store hay Nhật Cường mobile liên tục tìm kiếm và thuê được các vị trí chiến lược có mật độ giao thông cao, buôn bán sầm uất.

Năm vừa qua, các thương hiệu ăn uống theo hình thức nhượng quyền phát triển rầm rộ tại thủ đô. Đơn cử như ngành hàng ăn uống là sự phát triển mạng lưới rộng khắp của Kodo Plus, Uban Station, Highlands coffee, hay xu hướng trà sữa Ding Tea, Momo Tea,...

Các ngân hàng không được cấp phép mở mới nhưng đã nhanh chóng thuê được các địa điểm đẹp để hoán đổi cho các vị trí hết hợp đồng hoặc có vị trí mặt bằng không đẹp

Theo ông Huy, năm 2015 dự báo sẽ nhiều đơn vị bán lẻ tiêu dùng và điện máy buộc phải trả lại mặt bằng do giá thuê cao hoặc đổi chiến lược kinh doanh.

Theo TUẤN MINH

Cùng chuyên mục
XEM