BRICS thành lập Quỹ tiền tệ đối trọng với IMF, World Bank

21/07/2015 16:27 PM | Kinh doanh

Một tổ chức mới dành riêng cho các quốc gia mới nổi trong nhóm BRICS đã được thành lập tại Thượng Hải hôm thứ 3 vừa qua, Tân Hoa Xã đưa tin.

Khối BRICS bao gồm các quốc gia Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, và "Ngân hàng phát triển" mới của khối này được coi là đối trọng với quỹ tiền tệ IMF và Ngân hàng thế giới World Bank.

Tổ chức này sẽ quản lý việc "thiết lập hoạt động", bao gồm việc "xây dựng cơ chế kinh doanh" và "phát triển chuẩn bị các dự án".

Tổ chức này sẽ đi vào hoạt động cuối năm nay hoặc đầu năm 2016. Công bố thành lập tổ chức này xuất hiện 2 tuần sau cuộc họp với BRICS được chủ trì bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nga đã phải trải qua biến động tài chính lớn và gặp khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư kể từ sau sự kiện Ukraine. Vì vậy, quốc gia này muốn quỹ dự trữ vừa thành lập và dự trữ tiền tệ của nhóm BRICS sẽ đóng vai trò thay thế cho những tổ chức tài chính lớn như IMF hay WB, vốn chịu sự quản lý của Hoa Kỳ.

Tại thời điểm diễn ra hội nghị, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố rằng BRICS sẽ tạo ra một "thế giới đa cực mới" trong quan hệ quốc tế, tăng cường sức ảnh hưởng của "những trung tâm mới".

Khối BRICS đại diện cho 40% dân số thế giới đã đồng ý tới việc thành lập quỹ dự trữ này, với số vốn ước tính là 100 tỉ USD (90 tỉ euro).

Một nhà phân tích Trung Quốc phủ nhận ngân hàng của BRICS hướng tới việc thách thức các tổ chức đa phương khác.

"Đây là một sự bổ sung chứ không phải là sự thách thức với các tổ chức quốc tế hiện hữu", Li Daxiao của chứng khoán Yingda nói.

Các quốc gia thuộc BRICS đồng ý thiết lập một quỹ dự trữ 100 tỉ USD, với mục đích bảo vệ mình khỏi những áp lực thanh khoản ngắn hạn và thúc đẩy các hợp tác tài chính lớn hơn.

"Một quỹ tiền tệ sẽ là một miếng đệm hỗ trợ các quốc gia trong BRICS trong thị trường tiền tệ vốn bất ổn, cũng như tránh khỏi một cuộc khủng hoảng", Li vừa phân tích vừa liên hệ tới cuộc khủng hoảng toàn cầu hồi 2008.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng sẽ dẫn dắt việc thiết lập một tổ chức cho vay đa phương mới, Ngân hàng AIIB (Asian Infrastructure Infrastructure Bank), có trụ sở tại Bắc Kinh.

Trung Quốc cũng sẽ là cổ đông lớn nhất của AIIB với 30% sở hữu. Có 50 quốc gia sẽ tham gia vào thiết lập AIIB. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Nhật Bản - hai nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ 3 thế giới, đã từ chối tham gia ngân hàng này.

Hoàng Vân

Cùng chuyên mục
XEM