Bitcoin không phải là mốt, nó đang được sử dụng rộng rãi tại Argentina

11/05/2015 08:17 AM | Kinh doanh

Khi Bitcoin có mặt trên toàn thế giới, nó sẽ cung cấp một mức sàn so sánh để thấy được hệ thống tài chính của một quốc gia tồi tệ ra sao.

Nội dung nổi bật:

Chính phủ Argentina đã cố gắng đẩy lùi lạm phát bằng việc đặt ra một tỉ giá ngoại hối không tưởng, vốn sẽ đánh một lượng thuế lớn vào những giao dịch nước ngoài. Kết quả là, Bitcoin thu hút người dân ở Argentina. Chính phủ Argentina không thể áp đặt luật lệ phi lý của họ lên mạng lưới của Bitcoin, vốn hoạt động trên toàn thế giới.

Người dân ở những nước bị ảnh hưởng bởi lạm phát 2 con số sẽ muốn những cách không chính thống để gửi tiền đi nước ngoài, và họ sẽ muốn bảo vệ sự giàu có của mình khỏi lạm phát và xu hướng kiểm soát của chính phủ của họ. Những người dùng này sẽ tạo ra nguồn cầu cho bitcoin trong tương lai không xa.


Người Mỹ thích nói về họ, vì thế khi chúng tôi nói về Bitcoin chúng tôi thường tập trung vào cách công nghệ này có thể làm cuộc sống người tiêu dùng Mỹ tốt hơn. Nhưng một bài nghiên cứu của tờ New York Times cho thấy vì sao đơn vị tiền tệ này có thể có một tương lai tươi sáng hơn ở nước ngoài. Nathaniel Popper miêu tả một ngày anh dành cho việc đi chơi với một nhà buôn Bitcoin người Argentina.

Trưa hôm đó, một nhạc sĩ 48 tuổi là khách hàng ghé qua căn phòng đó. Một khách hàng người Đức đã trả tiền cho nhạc sĩ đó bằng Bitcoin cho vài tác phẩm, và vị nhạc sĩ đó cần chuyển chúng thành tiền USD. Castiglione nói đùa về việc tham nhũng của nền chính trị Argentina khi anh xòe ra 5 tờ 100 USD mà anh giao dịch với chỉ hơn 1.5 Bitcoin, và sau đó đưa cho khách hàng của anh ta. Vị nhạc sĩ kia không đưa lại bất kì thứ gì; trước khi đến, ông nhạc sĩ đã chuyển Bitcoin – những đồng tiền kỹ thuật số - từ địa chỉ Bitcoin của ông sang địa chỉ của Castiglione. Nếu như vị khách người Đức gửi tiền Euro đến ngân hàng ở Argentina, vị nhạc sĩ kia sẽ bị yêu cầu phải điền vào một bản mẫu để nhận khoản thanh toán, và với điều luật kiểm soát tiền tệ của Argentina, ông sẽ phải mất khoảng 30% giá trị thu được để đổi từ đồng Euro sang đồng Peso.

Nước Mỹ có một hệ thống tài chính khá ổn: đồng USD thường giữ giá trị của nó năm này qua năm khác, người dân thường thoải mái đổi tiền USD của họ sang ngoại tệ theo tỉ giá thị trường, và chúng ta không phải lo lắng về việc chính phủ hay ngân hàng đột ngột tịch thu một phần tiền của của chúng ta.

Nhưng vài quốc gia khác có hệ thống tài chính tệ hơn. Tiêu biểu là Argentina, quốc gia này đã đối mặt với chuỗi khủng hoảng tài chính khiến người dân Argentina thận trọng với hệ thống ngân hàng của nước họ. Như tờ NY Times giải thích, chính phủ Argentina đã cố gắng đẩy lùi lạm phát bằng việc đặt ra một tỉ giá ngoại hối không tưởng, vốn sẽ đánh một lượng thuế lớn vào những giao dịch nước ngoài.

Kết quả là, Bitcoin thu hút người dân ở Argentina. Chính phủ Argentina không thể áp đặt luật lệ phi lý của họ lên mạng lưới của Bitcoin, vốn hoạt động trên toàn thế giới. Và đặc tính biến đổi của Bitcoin có vẻ ít đáng báo động hơn trong một quốc gia mà lạm phát 2 con số xảy ra thường xuyên.

Khi Bitcoin có mặt trên toàn thế giới, nó sẽ cung cấp một mức sàn so sánh để thấy được hệ thống tài chính của một quốc gia tồi tệ ra sao. Trong quá khứ, khi một đất nước đối mặt với siêu lạm phát – như Argentina từng trải qua trong những năm 1980 – không nhiều người địa phương có thể làm gì với việc đó. Vào lúc đó, thực tế không thể sử dụng hệ thống tài chính của Mỹ hay Đức cho những mua bán hàng ngày ở Argentina, và lúc ấy có một giới hạn lượng tiền USD có thể đem vào Argentina.

Nhưng việc dùng mạng lưới Bitcoin khá là dễ dàng đối với người Argentina – tất cả những gì bạn cần là kết nối Internet. Vì thế nếu hệ thống tài chính Argentina càng trở nên không ổn định, Bitcoin sẽ càng trở nên phổ biến.

Và đây là lý do Bitcoin sẽ trụ vững tại Argentina. Ngay cả khi nó chưa từng đặt ra mối nguy hại nghiêm trọng nào tới mạng lưới tài chính trong những quốc gia giàu có, nhưng sẽ có một vài quốc gia trên thế giới có hệ thống tài chính gặp bất ổn.

Người dân ở những nước này sẽ muốn những cách không chính thống để gửi tiền đi nước ngoài, và họ sẽ muốn bảo vệ sự giàu có của mình khỏi lạm phát và xu hướng kiểm soát của chính phủ của họ. Những người dùng này sẽ tạo ra nguồn cầu cho bitcoin trong tương lai không xa.

>> Tại sao bitcoin sẽ đột phá trong năm 2015?

Theo Mai Trâm

CTV Thinh OrientVN

Cùng chuyên mục
XEM