Các đại gia vùng Vịnh đua 'shopping' tài sản giá rẻ khắp thế giới

22/04/2020 09:05 AM | Kinh doanh

Quỹ Đầu tư công (PIF) của Arab Saudi đã nhanh tay 'chụp' được cổ phần trong một công ty điều hành du thuyền, các nhóm tập đoàn dầu khí và một câu lạc bộ bóng đá.

Các uỷ ban quản lý vốn đầu tư nhà nước và tài sản công tại vùng Vịnh bao gồm PIF của Arab Saudi và Mubadala của Abu Dhabi đang tập hợp mua lại các tài sản có giá trị bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. 

Các chủ ngân hàng và những nguồn tin có quan hệ mật thiết với các quỹ quản lý tài sản công cho biết họ đang tìm cách đầu tư vào các lĩnh vực nhiều tiềm năng phục hồi nhanh chóng sau cơn suy sụp toàn cầu, như chăm sóc sức khỏe, công nghệ và chuỗi cung ứng logistics.

Một quan chức cấp cao của Arab Saudi nói với Financial Times rằng vương quốc đã thành lập một đội ngũ chuyên trách để xem xét “trung hạn và dài hạn, triển vọng tăng và rủi ro sụt giá” của cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong khi PIF với số vốn đầu từ 320 tỷ đôla, do Thái tử Mohammed bin Salman làm chủ tịch, theo đuổi một chiến lược có thể gọi là “sự pha trộn giữa hoạch định kế hoạch và nắm lấy chủ nghĩa cơ hội”.

PIF đã thực hiện một loạt các khoản đầu tư lớn trong vài tuần qua, từ nhà điều du thuyền Carnival đến các tập đoàn dầu khí Royal Dutch Shell, Total, Repsol, Equinor và Eni. Tuần này, họ đã dẫn đầu một nhóm nhà đầu tư trong thỏa thuận mua lại câu lạc bộ bóng đá Anh Newcastle United với giá 300 triệu bảng.

Quan chức Arab Saudi cho biết Riyadh đang tìm cách “tận dụng” tốt nhất tình hình hiện nay “để giảm bớt tác động” trong thời gian dài [đối với quốc gia], cũng như kiếm lời từ những thay đổi hành vi và mô hình kinh doanh trên toàn thế giới”.

“Chúng tôi đang xác định và nhận biết các lĩnh vực rất quan trọng và đầy triển vọng, cho dù đó là khu vực logistics, cho dù đó là khu vực công nghệ và khám chữa bệnh từ xa, hay các lĩnh vực khác rất hứa hẹn”, nguồn tin chính thức cho biết.

Mubadala - qu đầu tư và quản lý tài sản công hoạt động tích cực và năng động nhất của Abu Dhabi, đứng đầu là Khaldoon al-Mubarak, một trong những nhà hoạch định chính sách có ảnh hưởng nhất của Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), cũng đang tích cực tìm kiếm các khoản đầu tư, kể cả trong các lĩnh vực như công nghệ chăm sóc sức khỏe ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.

Một nguồn tin thân cận với quỹ 230 tỷ đôla cho biết “các danh mục vốn đầu tư được quản lý cẩn thận, trong khi chờ đợi thời điểm thích hợp để bắt đầu triển khai vốn quy mô lớn hơn”, nêu bật phần trọng tâm là các khoản đầu tư tiềm năng vào dược phẩm tiên tiến và công nghệ y tế.

Cả Mubadala và PIF đều là những nhà đầu tư chính đằng sau Vision Fund đang gặp vô vàn khó khăn của SoftBank, mỗi bên đóng góp lượt 15 tỷ và 45 tỷ đôla.

Cơ quan đầu tư Qatar (QIA) với ngân quỹ 320 tỷ đôla, vốn đã có tài sản chiến lợi phẩm bao gồm tòa nhà Shard ở London và cửa hàng bách hóa Harrods, đã tìm cách tăng cường tiếp xúc với Bắc Mỹ và châu Á. Năm ngoái, QIA đã thành lập một bộ phận đầu tư tại thị trường mới nổi nhằm mục đích góp vốn trực tiếp mua cổ phần tại các công ty ở Mỹ Latin, châu Phi và châu Á.

"Giữa sự biến động, không ổn định và thay đổi liên tục của thị trường, QIA đang tìm kiếm cơ hội đầu tư”, một quan chức của Qatar cho biết.

Các đại gia vùng Vịnh đua shopping tài sản giá rẻ khắp thế giới - Ảnh 1.

Quy mô các quỹ đầu tư lớn của các quốc gia Vùng Vịnh.

Cuộc săn lùng, tìm hiếm các thỏa thuận kinh doanh gợi nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, khi Qatar và Abu Dhabi đầu tư hàng tỷ đôla vào các nhóm doanh nghiệp kiệt quệ và khốn cùng bao gồm Barclays, Credit Suisse, VW Porsche và Daimler.

Các chủ ngân hàng không mong đợi quy mô giao dịch giống như trong giai đoạn đó, dưới áp lực thúc bách, đè nặng cửa các nền kinh tế vùng Vịnh, nhưng hiện nay họ vẫn xếp hàng dài để trình bày các thoả thuận giao dịch cho các kênh và các cách thức đầu tư trong khu vực.

“Chúng tôi đang tận dụng mọi thời cơ để trình bày kế hoạch cho các nhà đầu tư vùng Vịnh và Singapore”, một chuyên gia ngân hàng có trụ sở tại London cho biết. “Họ sẽ nhận được những ưu đãi tuyệt vời ngay lúc này”.

Theo một giám đốc điều hành ngân hàng có trụ sở tại vùng Vịnh, các nhà quản lý quỹ tài sản quốc gia đang làm việc với các ngân hàng đầu tư để tìm kiếm các công ty bị định giá thấp. “Danh sách mua sắm đang được chuẩn bị”, ông chủ ngân hàng nói.

Các đại gia vùng Vịnh đua shopping tài sản giá rẻ khắp thế giới - Ảnh 2.

Danh sách 15 quỹ đầu tư lớn của các quốc gia, vùng lãnh thổ. Màu xanh đậm là các quỹ đến từ Trung Đông.

Quỹ tài sản đầu tư quốc gia có chủ quyền lớn nhất khu vực, Cơ quan đầu tư Abu Dhabi (Adia), ước tính có tài sản thuộc quyền quản lý từ 700 tỷ đến 800 tỷ đôla, hoạt động theo cách truyền thống tính toán, thận trọng và dè dặt. Nó được đặt ở chế độ chờ, trực chiến trong bất kỳ trường hợp khẩn cấp “cần huy động tiền mặt” nếu như nhà chức trách UAE quyết định rút tiền tài trợ cho các mục đích liên bang, như cung cấp thanh khoản cho các tiểu vương quốc ít giàu có hơn, nhưng họ phải cảnh giác với các tài sản bị định giá sai.

Adia đã bán các khoản đầu tư vào bất động sản tại các khu đắt giá ở các thành phố lớn và thoát khỏi một số khoản đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm cả cổ phần của họ tại sân bay Gatwick trong ba năm qua, với niềm tin rằng giá của một số tài sản đã đạt đỉnh. Họ đang nắm giữ tỷ lệ tiền mặt và tài sản lưu động cao hơn 12 tháng trước.

Cơ quan đầu tư có thẩm quyền của Kuwait (KIW), đã đầu tư 3 tỷ đôla vào Citigroup vào năm 2008 và kiếm được 1,1 tỷ đôla lợi nhuận từ việc bán cổ phần một năm sau đó, cũng theo một kiểu bảo thủ tương tự.

Mặc dù rất ham muốn đầu tư, môi trường ở vùng Vịnh rất khác so với khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi mà tác động lúc ấy cho các nền kinh tế (ngoại trừ Dubai) không nghiêm trọng như ở phương Tây.

Ngày nay, họ cũng đang phải chiến đấu với đại dịch Covid-19 và cuộc tàn sát kinh tế mà nó đã gây ra như những nơi khác, đồng thời chịu đựng được sự sụp đổ của giá dầu sau 5 năm tăng trưởng mờ nhạt.

Tại Arab Saudi, PIF được giao phó cho những bổn phận rất lớn khi họ phải giám sát một chuỗi siêu dự án nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động kinh tế và dẫn dắt các cải cách được Hoàng tử Mohammed, người chủ trì quỹ, đang muốn đấu tranh. Các nhà tư vấn trông đợi một số dự án sẽ bị trì hoãn hoặc tạm dừng vì Riyadh buộc phải cắt giảm chi tiêu.

PIF dự kiến sẽ là những người nhận chính của 29 tỷ đôla được huy động từ đợt chào bán công khai ban đầu của Saudi Aramco vào năm ngoái và họ đã nhận được 69 tỷ đôla từ các thương hiệu công ty dầu mỏ mua lại cổ phần của PIF tại Tập đoàn hóa dầu Sabic, một khi thoả thuận đó được hoàn thành trong năm nay.

“Tôi không hiểu tại sao PIF đang làm những gì họ đang làm bây giờ khi đất nước của họ sẽ cần từng xu”, một giám đốc ngân hàng cao cấp trong khu vực cho biết. “Một phần rất nhiều làm tôi nhớ đến QIA trong những năm đầu tiên hoạt động của họ. Có một chiến lược, nhưng họ không tuân thủ. Họ muốn tầm nhìn nhưng họ cũng muốn kiếm tiền. Họ muốn đa dạng hóa nền kinh tế, nhưng muốn làm ăn theo kiểu chủ nghĩa cơ hội”.

PIF cho biết, chiến lược đầu tư của quỹ “bao gồm, và vẫn, tích cực tìm kiếm các cơ hội chiến lược ở Arab Saudi và trên toàn thế giới, những tiềm năng mạnh mẽ để tạo ra lợi nhuận dài hạn đáng kể”.

“Những cơ hội này sẽ bao gồm các lĩnh vực và công ty có vị trí tốt để tham gia đáng kể và thúc đẩy các nền kinh tế tiến lên phía trước”, họ cũng bổ sung thêm.

Theo Chu Quang

Cùng chuyên mục
XEM