Cả thế giới đang phải bật 'chế độ sinh tồn' vì Covid-19, mất bao lâu để chúng ta trở về với cuộc sống bình thường?

03/04/2020 07:52 AM | Xã hội

Dịch Covid-19 đang gây tổn thương cho toàn nền kinh tế, lực lượng lao động và tiêu dùng, câu hỏi là đến bao giờ mọi thứ mới có thể trở lại như bình thường?

Trước khi virus corona bắt đầu lan rộng ra toàn cầu, Susan Wang đã có nhiều kế hoạch lớn cho năm 2020.

Cô định sẽ mua một chiếc MacBook và iPad mới, thêm một chiếc máy chiếu để có thể cùng bạn bè thưởng thức phim tại nhà. Ngoài ra Susan còn định nhảy việc.

"Sự hoảng loạn về virus corona đã hoàn toàn thay đổi thái độ của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Mọi người sợ hãi và khi sợ hãi, họ sẽ bật chế độ sinh tồn".

"Tôi đã lên kế hoạch sẽ đổi việc trong năm nay nhưng các đơn vị tuyển dụng thông báo cho tôi rằng tất cả các vị trí tuyển mới đều bị hoãn đến quý 2 của năm. Trụ sở công ty tôi đang làm việc ở London thậm chí cũng đang tính đến phương án giảm nhân sự. Tình hình này tốt hơn hết là tiết kiệm tiền phòng trường hợp tôi bị sa thải".

Khi Covid-19 lan rộng ra khắp thế giới, khiến thị trường chứng khoán hoảng loạn, một vài công ty buộc phải sa thải nhân viên, Wang bắt đầu có ý thức tiết kiệm hơn giống như rất nhiều người khác từ Trung Quốc sang đến Mỹ.

Cô ấy đã ngừng ăn ở các nhà hàng bên ngoài và cố gắng giữ hóa đơn thực phẩm hàng tuần xuống dưới 500 USD Hongkong (tức là khoảng 64 USD) trong khi đó trước đây cô từng chẳng cần nghĩ ngợi nhiều khi chi 100 USD Hongkong cho một bữa ăn.

Trong cơn hoảng loạn của virus corona - thứ đã cướp đi mạng sống của 41.000 người trên toàn thế giới và lây nhiễm cho 842.000 người - thói quen của người tiêu dùng trên khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ đang thay đổi đáng kể.

Các chuyên gia tiêu dùng nói rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, cuộc Đại suy thoái bắt đầu vào năm 1929 và khủng bố 11/9 là những dữ liệu rõ ràng nhất giúp chúng ta dự đoán được bằng cách nào và khi nào tiêu dùng toàn cầu có thể phục hồi. Tuy nhiên, sự phức tạp và độ lớn của cuộc khủng hoảng dịch bệnh lần này có thể khiến sự phục hồi tiêu dùng trở nên khó dự đoán hơn.

"Sự hoảng loạn về virus corona đã hoàn toàn thay đổi thái độ của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Mọi người sợ hãi và khi sợ hãi, họ sẽ bật chế độ sinh tồn", theo Jesse Garcia - Một nhà tâm lý học tiêu dùng.

Doanh thu bán lẻ của Hong Kong đã giảm mức kỷ lục 44% trong tháng 2 và con số này đang được dự đoán sẽ càng tồi tệ hơn khi mà nó sẽ giảm khoảng 30 - 40% trong quý đầu năm nay.

Tại Mỹ, doanh số bán lẻ giảm 0,5% vào tháng 2 thậm chí là trước khi chính phủ đưa ra lời cảnh báo tới tất cả người dân nên ở nhà. Mức giảm này là lớn nhất kể từ tháng 12/2018.

Các chuyên gia nói rằng những sản phẩm và dịch vụ không thiết yếu sẽ là những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 trong khi đó các mặt hàng dịch vụ có thể được tiêu dùng tại nhà sẽ chứng kiến doanh thu tăng mạnh.

"Thói quen mua sắm online đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng tải đi tải lại các website liên tục để mua rau củ, giấy vệ sinh, gạo và mỳ tôm. Càng nhiều số ca mắc Covid-19 thì họ sẽ càng muốn tích trữ hàng hóa nhiều hơn".

Như đã thấy, một trong những thiếu hụt lớn nhất với người tiêu dùng thời điểm này là giấy vệ sinh. Truyền thông thế giới đã đưa tin không ít hình ảnh những kệ hàng siêu thị chống trơn và hàng dài người xếp hàng mua giấy vệ sinh, khẩu trang và nước rửa tay.

Cơn điên cuồng tích trữ hàng hóa có thể được giải thích bởi khái niệm tâm lý học gọi là "sự tương quan thông tin", theo Vicki Yeung - Giáo sư tại Đại học Lingnan Hong Kong.

"Khi mọi người thiếu hiểu biết và đang trong một tình huống hỗn loạn, họ có xu hướng làm theo thói quen, hành vi của đám đông một cách mù quáng nhưng khi thu thập được nhiều thông tin hơn và phân tích tình huống, cơn hoảng loạn sẽ dần dần biến mất".

"Trong dịch Covid-19, mọi người nhìn chung cảm thấy sợ hãi và lo âu bởi vì họ cảm thấy khả năng kiểm soát của bản thân không còn nữa".

Cả thế giới đang phải bật chế độ sinh tồn vì Covid-19, mất bao lâu để chúng ta trở về với cuộc sống bình thường? - Ảnh 2.

Không giống những cuộc đại khủng hoảng toàn cầu gần đây như vụ khủng bố ngày 11/9, Covid-19 được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng toàn cầu trong một thời gian dài.

Hơn nữa, khủng hoảng tài chính năm 2009 và thậm chí là cuộc Đại suy thoái gây ra những thiệt hại lớn đa phần chỉ tập trung vào lĩnh vực tài chính. Nhưng cuộc khủng hoảng lần này thậm chí còn gây tổn thương toàn nền kinh tế, lực lượng lao động và tiêu dùng.

Tuần trước, con số kỷ lục 3,3 triệu người Mỹ đã nộp đơn thất nghiệp trong vòng 1 tuần khi các nhà hàng, khách sạn, phòng gym và cửa hàng bán lẻ bị đóng cửa ở khắp mọi nơi. Kỷ lục trước đó chỉ là 695.000 người vào năm 1982.

Ngày thứ 3, ngân hàng Goldman Sachs đã dự đoán tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ đạt 15% trong quý thứ 2 của năm nay do ảnh hưởng của Covid-19 và có thể tăng hơn nữa lên mức gần kỷ lục 24,9% vào năm 1933 thời Đại suy thoái. Các chuyên gia kinh tế tại Cục dự trữ liên bang dự đoán thất nghiệp có thể làm mất đi 47 triệu việc làm tại Mỹ trong năm nay, khiến tỷ lệ thất nghiệp đạt 32% trước khi hồi phục.

Tỷ lệ thất nghiệp tai Trung Quốc tăng lên 6,2% cho tháng 1 và 2 từ mức 5,2% trong tháng 12 và 5,3% 1 năm trước đó. Đó là mức cao nhất kể từ kỷ lục vào năm 2016.

Chi tiêu tiêu dùng chiếm hơn 60% nền kinh tế Trung Quốc và chiếm 70% nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên khi khủng hoảng xảy ra, nhiều người rơi vào tình trạng ngủ đông, khiến việc làm bị cắt giảm, các chuyên gia kinh tế dự đoán khủng hoảng toàn cầu sẽ xảy ra vào quý 2 trong năm nay.

Câu hỏi bây giờ chỉ là mất bao lâu để thói quen tiêu dùng quay trở lại như bình thường? Điều này chắc còn phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người gồm việc làm thế nào họ có thể nhanh chóng thích nghi với thay đổi, họ lạc quan thế nào và liệu họ có thể thích nghi các chiến lược để tìm lại được cảm các có thể kiểm soát?

Anirban Mukhopadhyay - Giáo sư Đại học nói rằng miễn là mối đe dọa vì virus vẫn còn, mọi người sẽ vẫn sợ.

"Nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả những người trúng số cũng có xu hướng quay lại với cuộc sống trước khi giàu có của họ sau vài tháng. Vì vậy, dù sự sợ hãi chưa qua đi, chúng ta cũng sẽ học được cách sống chung với nó".

Ballard - đến từ Đại học Michiga dự đoán sẽ phải mất nhiều là 2 năm để người tiêu dùng Mỹ có thể cảm thấy đủ an toàn với các công việc của họ và tự tin để hoàn toàn cởi mở với ví tiền của họ khi chi tiêu. Dịch bệnh kéo dài và gây thiệt hại nhiều hơn có thể đẩy khoảng thời gian này lâu hơn.

Bức tranh tiêu dùng tệ hơn khi nhiều chuỗi cung ứng đang bị gián đoạn. Và người tiêu dùng sẽ rất ít chi tiêu trong một thời gian với những lĩnh vực truyền thống như những sự kiện thể thao đông người, buổi hòa nhạc, nhà hàng và máy bay".

Một vài chuyên gia thậm chí nói rằng thói quen người tiêu dùng có thể mãi mãi thay đổi vì Covid-19.

"Rất khó để mọi người quay trở lại cuộc sống như trước kia, ngay cả khi đại dịch qua đi. Khủng hoảng dịch bệnh đã buộc chúng ta phải thay đổi hành vi của mình và biết đâu chúng ta có thể phát hiện ra cách thức mới phù hợp với mình hơn".

Cả thế giới đang phải bật chế độ sinh tồn vì Covid-19, mất bao lâu để chúng ta trở về với cuộc sống bình thường? - Ảnh 4.

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM