BS khuyến cáo: Trẻ ăn 5 loại thực phẩm này quá nhiều có thể mắc các bệnh mãn tính sớm

23/11/2020 14:45 PM | Sống

Hiện nay, nhiều người mắc phải các bệnh mãn tính sớm, độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Các chuyên gia cho rằng, thực phẩm ăn hàng ngày có sự liên quan mật thiết, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ phát triển vị giác rất nhanh, khả năng phân biệt thức ăn cao gấp mấy lần người lớn, một số loại thức ăn có hương vị đậm đà hơn nên sẽ khơi dậy sự thích thú và yêu thích của nhiều trẻ.

Để trẻ có thể ăn nhiều hơn, những thực phẩm này cũng trở thành lựa chọn hàng đầu trên bàn ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều những loại thực phẩm này thường xuyên, trẻ có thể mắc các bệnh mãn tính sớm sau nhiều năm.

Trẻ thường xuyên ăn những thực phẩm này sẽ dễ mắc bệnh mãn tính sớm.

1. Đồ ăn vặt chiên giòn

Loại thực phẩm này tương đối phổ biến ở nhà, phổ biến nhất là bánh quy, bánh mì giòn, quẩy xoắn, v.v. Nguyên nhân khiến loại thực phẩm này bị giòn chủ yếu là do trong đó có một lượng lớn chất béo hoặc một số chất béo thêm thành phần vượt quá tiêu chuẩn.

Những loại thực phẩm này nếu ăn quá thường xuyên, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra tình trạng thừa cân.

2. Những loại nước chấm nêm

Hiện nay có rất nhiều loại nước hoặc gia vị chế biến thành đồ chấm, đồ trộn thêm vào thức ăn để tăng hương vị, đó là nước sốt salad, nước sốt thịt bò hay nước sốt cà chua thông thường, những sản phẩm này đều chứa nhiều thành phần phụ gia hơn chúng ta tưởng.

Vì các chất được trộn lẫn có nhiều loại và hàm lượng đường quá cao, nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến chức năng vị giác bình thường mà còn có thể gây ra máu độ nhớt tăng, trong lâu dài dễ dẫn đến bệnh tim mạch.

 BS khuyến cáo: Trẻ ăn 5 loại thực phẩm này quá nhiều có thể mắc các bệnh mãn tính sớm  - Ảnh 1.

3. Thực phẩm đông lạnh nhanh

Có nhiều món ăn được chế biến sẵn, sau đó cấp đông bán sẵn, ví dụ như bánh bao cấp đông nhanh, những viên đồ ăn cấp đông nhanh,… dù công nghệ bảo quản hiện nay ngày càng phát triển sẽ không ảnh hưởng đến các thành phần trong món ăn, đồng thời chất dinh dưỡng cũng không bị mất đi một lượng lớn.

Tuy nhiên, vì không thể xác định được thực phẩm đang ở trạng thái đông lạnh, các thành phần chất phụ gia bổ sung thường vượt quá tiêu chuẩn.

Hoặc việc đông lạnh lặp đi lặp lại trong quá trình vận chuyển và cho đến khi mua hàng về sử dụng có thể có những lúc thực phẩm bị rã đông hoặc thay đổi nhiệt độ bảo quản, điều này tương đối không có lợi cho sức khỏe, vì vậy bạn nên cố gắng ăn ít thực phẩm đông lạnh hơn.

 BS khuyến cáo: Trẻ ăn 5 loại thực phẩm này quá nhiều có thể mắc các bệnh mãn tính sớm  - Ảnh 2.

4. Sản phẩm thịt chế biến sẵn

Không cần phải nói thêm về mối nguy hại của loại sản phẩm thịt chế biến sẵn đối với sức khỏe của trẻ nhỏ bởi chúng thường ẩn chứa nhiều chất béo hơn chúng ta nghĩ.

Ngoài ra, hàm lượng nitrit trong thực phẩm chế biến sẵn tương đối cao, không chỉ chứa hàm lượng độc tính cao mà còn ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn của cơ thể, đồng thời có nguy cơ gây ung thư, do vậy không nên cho trẻ ăn quá nhiều.

 BS khuyến cáo: Trẻ ăn 5 loại thực phẩm này quá nhiều có thể mắc các bệnh mãn tính sớm  - Ảnh 3.

5. Món ăn cũ để bảo quản quá lâu

Trên thực tế, hàm lượng nitrit trong thức ăn để qua đêm hoặc bảo quản lâu

cũng tương đối cao, đặc biệt là thức ăn để qua đêm có xu hướng tích tụ muối và thay đổi về chất lượng.

Do đó, chúng ta nên chú ý hạn chế tối đa sử dụng thức ăn thừa. Nếu để thức ăn qua đêm trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ mà các chất độc hại sẽ được cơ thể hấp thụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những loại thực phẩm này rất phổ biến trong cuộc sống, vì bản thân món ăn có mùi vị thơm ngon hơn và tự nhiên rất được trẻ em yêu thích.

Tuy nhiên, ăn loại thực phẩm này trong thời gian dài không chỉ khiến cơ thể trẻ thừa mỡ mà việc bổ sung quá nhiều đường và dầu mỡ cũng dễ dẫn đến tăng độ nhớt của máu.

Trong những năm gần đây, các bệnh mãn tính ngày càng trẻ hóa, vì vậy chúng ta phải bắt đầu thay đổi ngay từ cách ăn uống hàng ngày trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

*BS Gia đình (TQ)

Vân Hồng

Cùng chuyên mục
XEM