Bộ Tài nguyên Môi trường lên tiếng về dự án du lịch Tam Đảo II

15/10/2019 08:43 AM | Xã hội

Theo Bộ TN&MT đây là dự án nhạy cảm nên quá trình thẩm định cẩn thận, chặt chẽ, đã phối hợp các chuyên gia trong nước và quốc tế thực hiện.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của bộ TN&MT vào ngày 14/10, ông Hoàng Văn Thức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thông tin cho biết trong quá trình thẩm định đánh giá tác động môi trường của dự án du lịch sinh thái Tam Đảo II Chính phủ giao cho Bộ TN&MT thực hiện, căn cứ pháp lý, dự án này nằm trong công văn luật bảo vệ môi trường, trong đó thực hiện thì có 2 cấp là cấp địa phương và cấp bộ.

 Bộ Tài nguyên Môi trường lên tiếng về dự án du lịch Tam Đảo II  - Ảnh 1.

Ông Hoàng Văn Thức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường).



Theo ông Thức, để thẩm định dự án Tam Đảo II, bộ TN&MT dựa vào công văn 2335 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc xin ý kiến Chính phủ về thuê môi trường rừng để đầu tư xây dựng phát triển du lịch sinh thái tại Tam Đảo II. Công văn 575 ngày 25/4/2015 của Thủ tưởng Chính phủ về vấn đề môi trường kinh doanh du lịch tại vườn Quốc gia Tam Đảo, Quyết định 1803 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt với khu du lịch sinh thái Tam Đảo II – Bến Tắm, trong đó có xác định Tam Đảo II thuộc phân khu hành chính phục vụ, có khai thác và có thể đưa vào đầu tư phát triển.

“Đây là dự án nằm trong rừng của vườn quốc gia Tam Đảo là khu vực nhạy cảm về sinh thái, có tính đa dạng sinh học cao vì vậy nên quá trình thẩm định dự án cẩn thận chặt chẽ đã phối hợp các chuyên gia trong nước và quốc tế để đánh giá về tính đa dạng sinh học tại các mục mà chủ dự án đưa ra để dự kiến đưa vào khai thác phục vụ du lịch sinh thái”, ông Thức cho hay.

Về thành phần tham gia hội đồng thẩm định có đại diện các cơ quan quản lý nhà nước như bộ NN&PTNT, bộ Xây Dựng, bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, vườn quốc gia Tam Đảo, sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc,... đặc biệt có mời các chuyên gia, các nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực sinh thái và đa dạng sinh học.

Bộ TN&MT đã gửi văn bản kèm theo báo cáo tác động môi trường lấy ý kiến của các bộ NN&PTNT, bộ Xây Dựng, bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Trên cơ sở căn cứ vào nội dung dự án và nội dung báo cáo kèm theo thì cơ quan thường trực thẩm định đã có văn bản yêu cầu chủ dự án nghiêm túc tiếp thu và hoàn thiện. Sau khi chủ dự án đã điều chỉnh hoàn thiện và gửi thì Bộ TN&MT đã họp hội đồng và phê duyệt.

 Bộ Tài nguyên Môi trường lên tiếng về dự án du lịch Tam Đảo II  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.



Bộ TN&MT cũng yêu cầu chủ dự án hoàn thiện trước khi trình bộ là về mặt quy mô kiến trúc các công trình thuộc dự án quy định phải phù hợp với mục tiêu du lịch sinh thái xây dựng bằng vật liệu thân thiện với môi trường, đảm bảo chiều cao tối đa các công trình xây dựng không quá 12m tuân thủ quy định đại điều 55 quy định số 23 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành luật về phát triển rừng.

Bắt buộc lập thiết kế cơ sở xây dựng công trình đảm bảo các hạng mục xây dựng phải được thực hiện chủ yếu ở các khoảng trống không có rừng, dưới tán rừng, hạn chế tối đa việc chặt hạ cây rừng.

Xác định rõ vị trí, toạ độ diện tích chiếm đất của từng hạng mục công trình của dự án, số lượng, chủ loại cây hạng mục công trình, đưa ra phương án trồng đền bù với những cây chặt hạ phù hợp với mục tiêu sinh thái.

"Thiết kế cơ sở này phải gửi cho Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT xem xét chấp thuận trước khi triển khai thực hiện. Hiện nay Bộ TN&MT chưa nhận lại được bản thiết kế cơ sở từ chủ đầu mặc dù đây là điều kiện bắt buộc phải gửi về bộ Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT. Cần đứng trên quan điểm bảo tồn để phát triển và phát triển nằm trong bảo tồn. Còn phát triển ở khu vực nào thì cần xem xét cụ thể, với dự án này Bộ TN&MT đã có khuyến cáo, yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện theo khuyến cáo. Đánh giá chung về mặt sinh học, sau khi các chuyên gia đi khảo sát thì thấy diện tích đất trống được các chuyên gia đánh giá có tính đa dạng sinh học thấp", ông Thức cho hay./.

Theo Nguyễn Ngân

Cùng chuyên mục
XEM