Bỏ học đại học đi buôn loại nấm đắt đỏ nhất thế giới, trở thành triệu phú tuổi 24

12/03/2017 10:04 AM | Kinh doanh

Nếu từng có dịp ăn tại một nhà hàng sang trọng ở Mỹ, thì tỉ lệ cao là bạn đã được thưởng thức nguyên liệu mà Ian Purkayastha kinh doanh.

Ngày ngày chọn lựa một lượng lớn gia vị nhập khẩu, nhím biển quý hiếm, heo 3 tháng tuổi chưa cai sữa, cùng thứ nấm cục truffles quý giá, Ian chính là nhà buôn thực phẩm được các nhà hàng sang trọng ưa thích nhất, với 90% nhà hàng Michelin ở New York và khoảng 200 đầu bếp trên toàn lãnh thổ nước Mỹ tín nhiệm.

Ở tuổi 24, Purkayastha đã sống một cuộc đời trọn vẹn - ít nhất là cũng đủ các sự kiện để lấp đầy 300 trang trong cuốn tự truyện của mình, “Truffle Boy: My Unexpected Journey Through the Exotic Food Underground”.

Sinh ra ở Arkansas với một người bố gốc Ấn và mẹ người Texas, nỗi ám ảnh của chàng trai này với các loại thực phẩm hiếm bắt đầu của bởi một lần nếm thử món mỳ ravioli truffle ở tuổi 15. Cậu nảy sinh y tưởng bán lại nguyên liệu nấu ăn sau khi dành hết tiền được tặng dịp Noel để mua online 20 cục nấm truffle.

Purkayastha nhanh chóng trở thành nhà cung cấp nấm cục ở địa phương. Hai năm sau, cậu chuyển đến thành phố New York để làm việc toàn thời gian trong ngành thương mại cao cấp, thường xuyên tối tăm của các loại thực phẩm nhập khẩu xa xỉ.

Theo các khách hàng thường xuyên của Regalis Foods, tên doanh nghiệp thương mại thực phẩm của Ian Purkayastha, thứ khiến cậu khác biệt so với với những tay buôn khác chính là kiến ​​thức học thuật của cậu về sản phẩm mình bán. "Purkayastha y hệt Google của thực phẩm cao cấp vậy, mỗi tội cậu ấy là người trần mắt thịt ", đầu bếp David Chang của Momofuku, cũng là người viết lời mở đầu cho cuốn Truffle Boy, nhận xét. "Cậu ấy luôn có câu trả lời cho tôi và chưa một lần sai sót, ngay cả khi tôi kiểm tra lại sau khi cậu ấy rời khỏi nhà hàng."

Purkayastha được chẩn đoán mắc chứng khó đọc và quá trình xử lý thần kinh chậm phát triển khi còn nhỏ và bỏ học đại học (cậu từng theo học tại đại học Baruch, thuộc Đại học thành phố New York, nhưng đã bỏ học trong tuần học định hướng). Lý do chính để cậu viết Truffle Boy chính là mong muốn được giáo dục. "Có rất nhiều thông tin chưa biết về các nguyên liệu nấu ăn quý hiếm, vì vậy hy vọng của tôi là giáo dục người đọc, đưa họ vào hành trình cung cấp và khám phá những nguyên liệu quý hiếm trên toàn thế giới - từ Serbia đến Oregon."

Thật vậy, điều làm cho cuốn Truffle Boy trở nên đáng giá là sự sống động, lối kể ở ngôi thứ nhất của Purkayastha về cách thức tìm và nguồn gốc các loại thực phẩm đó. "Để có được chất lượng tốt nhất và lựa chọn lựa chọn của riêng bạn, bạn phải đi từ điểm xuất phát", cậu viết.

Ví dụ, Purkayastha nói rằng phần lớn nấm cục truffle trên thế giới được khai thác ở các khu vực nghèo đói ở Đông Âu và được nhập lậu trở lại Italy và Pháp, để chúng có thể được dán nhãn và bán với giá 6.000 USD một pound (khoảng 0.5kg). Trong số những khu rừng màu mỡ nhất cho những "viên kim cương đen" khó nắm bắt này, là một khu rừng được rải đầy bom mìn ở Serbia nơi cậu từng ghé qua.

Cậu đã học được rằng những người buôn bán nấm cục hay trộn truffle Trung Quốc giá rẻ và không mùi vị với rất nhiều nấm cục đen. Hầu hết các thương hiệu dầu truffle đều dùng hương vị tổng hợp. Nhụy hoa nghệ tây, một gia vị rất quý, rất khó tìm thấy bởi nhiều người bán hàng hay trộn lẫn thêm các sợi rơm được nhuộm vào.

Những phim tài liệu về thực phẩm như Chef's Table hay các chương trình thực tế như Top Chef, tôn vinh quá trình sáng tạo của đầu bếp, nhưng đôi khi câu chuyện đằng sau các nguyên liệu thực phẩm và người bán chúng cũng hấp dẫn không kém.

Thu Anh

Cùng chuyên mục
XEM