Biểu tình sau cái chết của George Floyd: Nhiều phóng viên Mỹ đổ máu và bị bắt giữ khi tác nghiệp, có người đối diện nguy cơ mù vĩnh viễn

02/06/2020 06:19 AM | Sống

Bị bắn đạn hơi cay, đạn cao su vào mặt, bị còng tay giải về đồn khi đang tác nghiệp là những vấn đề mà nhiều phóng viên Mỹ gặp phải trong vụ biểu tình sau cái chết của George Floyd.

Hàng loạt cuộc biểu tình đã bùng nổ từ thành phố Minneapolis rồi lan rộng khắp nước Mỹ sau khi George Floyd bị cảnh sát ghì gối vào cổ dẫn đến tử vong hôm 25/5. Trong những video ghi lại vụ việc, Floyd đã nhiều lần cầu xin một con đường sống, anh nói "Tôi không thở được".

Những lời đau đớn này làm người Mỹ nhớ lại cái chết của Eric Garner - một người da màu khác cũng bị cảnh sát ghì chết vào tháng 7/2014. Một lần nữa, nước Mỹ trở nên kinh ngạc và khiếp sợ trước cách hành xử thô bạo của cảnh sát với người da màu.

Biểu tình sau cái chết của George Floyd: Nhiều phóng viên Mỹ đổ máu và bị bắt giữ khi tác nghiệp, có người đối diện nguy cơ mù vĩnh viễn - Ảnh 1.

George Floyd thiệt mạng trong cuộc vây bắt tàn nhẫn của cảnh sát


Trong lúc diễn biến các cuộc biểu tình ngày càng căng thẳng, các phóng viên cũng luôn túc trực tại hiện trường ở những thành phố lớn như New York, Los Angeles, Atlanta hay Seattle. Điều đáng nói là bản thân họ cũng trở thành tâm điểm bị cảnh sát chú ý. Không ít người bị bắt, thậm chí đổ máu trong lúc tác nghiệp.

Nhiều phóng viên bị bắt giữ, bao gồm cả ekip của đài CNN bị áp giải ngay trên sóng trực tiếp. Cụ thể, vào thứ sáu (29/5), phóng viên CNN Omar Jimenez và ekip của mình đã bị bắt giữ ngay trước camera ở Minneapolis, dù đã khẳng định họ chỉ đưa tin và sẽ chủ động rời khỏi ngay khi xong việc. Thế nhưng cả ekip vẫn bị áp giải về đồn và được thả sau đó vài giờ.

Biểu tình sau cái chết của George Floyd: Nhiều phóng viên Mỹ đổ máu và bị bắt giữ khi tác nghiệp, có người đối diện nguy cơ mù vĩnh viễn - Ảnh 2.

Phóng viên CNN bị bắt ngay trên sóng truyền hình


Biểu tình sau cái chết của George Floyd: Nhiều phóng viên Mỹ đổ máu và bị bắt giữ khi tác nghiệp, có người đối diện nguy cơ mù vĩnh viễn - Ảnh 3.

Một phóng viên ảnh băng qua làn hơi cay khi cảnh sát trấn áp người biểu tình ở Minnesota hôm 30/5 (Ảnh: Carlos Barría/Reuters)


Biểu tình sau cái chết của George Floyd: Nhiều phóng viên Mỹ đổ máu và bị bắt giữ khi tác nghiệp, có người đối diện nguy cơ mù vĩnh viễn - Ảnh 4.

Phóng viên khác chảy máu khắp mặt sau khi trúng đạn hơi cay của cảnh sát ở Minneapolis hôm 29/5 (Ảnh: Getty Images)


Cảnh sát còn cố tình bắn hơi cay và đạn cao su vào phóng viên. Nhà báo Molly Hennessy-Fiske của tờ LA Times cho biết Lực lượng Tuần tra Tiểu bang Minnesota đã liên tục bắn hơi cay vào nhóm phóng viên một cách có chủ đích, bất chấp họ đã xưng là báo chí và cầu xin sự hướng dẫn để rút khỏi hiện trường. Cô Molly cho biết mình còn bị trúng đạn cao su gây thương tích ở chân.

Biểu tình sau cái chết của George Floyd: Nhiều phóng viên Mỹ đổ máu và bị bắt giữ khi tác nghiệp, có người đối diện nguy cơ mù vĩnh viễn - Ảnh 5.

Linda Tirado - Phóng viên ảnh kiêm nhà hoạt động xã hội - cũng bị trúng đạn cao su ở mắt trái. Cô viết trên Twitter: "Tôi đang bước vào ca phẫu thuật để xem có giữ được thị lực ở mắt trái hay không. Có lẽ tôi sẽ vắng mặt trên mạng một thời gian trong lúc tiêm thuốc giảm đau. Hãy bảo trọng nhé mọi người".

Biểu tình sau cái chết của George Floyd: Nhiều phóng viên Mỹ đổ máu và bị bắt giữ khi tác nghiệp, có người đối diện nguy cơ mù vĩnh viễn - Ảnh 6.

Một tài khoản Twitter khác thuật lại câu chuyện xảy ra với phóng viên Michael Adams của tờ VICE. Theo đó, cảnh sát đã tiến nhanh về bãi đỗ xe, nơi Adams đang trú ẩn. Dù anh ấy đeo thẻ phóng viên và liên tục hô lên: "Tôi là bên báo chí! Báo chí! Báo chí!". Thế nhưng viên cảnh sát đáp lại: "Tôi không quan tâm" và hất Adams ngã xuống. Một cảnh sát khác đã phun hơi cay trực tiếp lên mặt anh.

Cảnh sát bắn hơi cay vào phóng viên đưa tin biểu tình ở Mỹ

Đến chủ nhật (31/5), thống đốc Minnesota - Tim Walz - lần thứ hai lên tiếng xin lỗi về tình trạng bắt giữ phóng viên. "Điều này không thể chấp nhận được" - thống đốc cho biết, khẳng định ông hiểu rõ vai trò của các nhà báo trong toàn cảnh cuộc biểu tình. "Tôi xin nhận lấy hoàn toàn trách nhiệm cho việc này và sẽ không ngụy biện dù tình hình còn phức tạp đến đâu đi nữa".

Trong khi đó, việc cảnh sát bắn đạn cao su và hơi cay cũng được các phóng viên ghi nhận ở nhiều thành phố khác của Mỹ như Denver (bang Colorado), Louisville (bang Kentucky), Los Angeles (bang California), New York...

Biểu tình sau cái chết của George Floyd: Nhiều phóng viên Mỹ đổ máu và bị bắt giữ khi tác nghiệp, có người đối diện nguy cơ mù vĩnh viễn - Ảnh 8.

Thẻ báo chí gãy vụn của phóng viên ảnh Hyoung Chang, báo Denver Post sau khi bị cảnh sát bắn 2 phát đạn hơi cay.


Biểu tình sau cái chết của George Floyd: Nhiều phóng viên Mỹ đổ máu và bị bắt giữ khi tác nghiệp, có người đối diện nguy cơ mù vĩnh viễn - Ảnh 9.

Một nhân viên đài truyền hình địa phương tên James Dobson, ở thành phố Louisville, cho biết dù mặc áo gile có chữ "Báo chí" nhưng vẫn bị cảnh sát bắn hơi cay nhiều lần vào chân, tay, ngực. James thậm chí không tức giận mà chỉ thấy lo lắng cho các phóng viên đứng phía trước máy quay.

Biểu tình sau cái chết của George Floyd: Nhiều phóng viên Mỹ đổ máu và bị bắt giữ khi tác nghiệp, có người đối diện nguy cơ mù vĩnh viễn - Ảnh 10.

Nữ phóng viên ở Los Angeles bị cảnh sát bắn đạn cao su vào cửa kính sau xe


Trước tình trạng đáng báo động, các tổ chức báo chí ở Mỹ đã lên tiếng kêu gọi cảnh sát tạo môi trường an toàn hơn để các phóng viên báo đài hoàn thành trách nhiệm của mình, phản ánh khách quan diễn biến làn sóng biểu tình đến hàng trăm triệu người Mỹ.

"Việc cố tình tấn công các nhà báo, ekip và các cơ quan truyền thông đã cho thấy thái độ coi thường vai trò phản ánh tiếng nói và nhu cầu của công chúng, đồng thời cũng là sự đe dọa không thể chấp nhận được (của cảnh sát) đối với truyền thông" - Carlos Martínez de la Serna từ Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo, cho biết. "Nhà chức trách tại các thành phố trên khắp nước Mỹ cần phải hướng dẫn cảnh sát không được tấn công phóng viên, thay vào đó hãy đảm bảo cho họ được đưa tin tmà không cần sợ hãi về việc bị bắt giữ hay gánh chịu thương tích".

(Theo BuzzFeed)

JD

Cùng chuyên mục
XEM