Biết bao người bị ĐẦU ĐỘC bởi câu nói "Tiền là thứ kiếm ra chứ không phải tiết kiệm mà ra": Muốn sống khoẻ, nhất định phải TIẾT KIỆM

29/04/2020 07:00 AM | Sống

Kiếm tiền và tiết kiệm tiền giống như đầu ra và đầu vào của một bể bơi, bể giữ được bao nhiêu nước và bao lâu phụ thuộc vào tốc độ nước ra và nước vào. Không thể nào chỉ tập trung vào một phía.

01

Dạo trước, một người bạn của tôi định mua nhà, cậu ấy và vợ đều đang làm việc ở thành phố lớn.

Tuy lương tháng không thấp, nhưng để mua được căn nhà ưng ý thì cũng không đáng là bao, lấy hết tiền tiết kiệm của hai người ra thì cũng vẫn còn thiếu khoảng 1/3.

Điều kiện gia đình nhà cậu ấy cũng bình thường, vốn dĩ không muốn "mở miệng" với ba mẹ, nhưng cuối cùng vẫn quyết định thông báo với ba mẹ một tiếng, cho dù có vay thì cũng được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Khi cậu ấy ôm một chút hi vọng gọi điện thoại về nhà, ba cậu ấy nói ra 4 chữa khiến cậu ấy bất ngờ: "Ba chuyển khoản cho".

Sự việc lần này khiến cậu ấy thay đổi quan điểm về tiền bạc, gia đình cậu ấy xuất thân nông dân, ba mẹ vất vả làm lụng cả đời, lúc cậu ấy kết hôn, ba mẹ cũng đã cho của hồi môn, cậu ấy cảm thấy đó là tất cả gia tài của họ.

Cậu ấy nói trước đây không thích kiểu tiết kiệm chắt bóp của ba mẹ, cậu ấy cho rằng sống là phải hưởng thụ, sao cứ phải làm khổ mình như vậy.

Nhưng đối với ba mẹ mà nói, giúp đỡ con cái lúc chúng cần mới là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất.

Chúng ta thường tán đồng với câu nói, tiền là kiếm mà ra chứ không phải tiết kiệm mà ra, chúng ta để ý nhiều hơn tới việc kiếm tiền mà xem nhẹ việc tiết kiệm, cho rằng như vậy là không yêu thương bản thân.

Thực ra, kiếm tiền và tiết kiệm tiền giống như đầu ra và đầu vào của một bể bơi, bể giữ được bao nhiêu nước và bao lâu phụ thuộc vào tốc độ nước ra và nước vào. Không thể nào chỉ tập trung vào một phía.

Biết bao người bị ĐẦU ĐỘC bởi câu nói Tiền là thứ kiếm ra chứ không phải tiết kiệm mà ra: Muốn sống khoẻ, nhất định phải TIẾT KIỆM - Ảnh 1.

02

Có một cư dân mạng nói rất hay: "Tiền là kiếm mà ra chứ không phải tiết kiệm mà ra, câu nói này là để thôi thúc bạn kiếm tiền, chứ không phải để bạn nghiễm nhiên không cần tiết kiệm tiền."

Câu nói này trọng điểm là ở vế trước, hi vọng thức tỉnh mọi người đi phấn đấu, đi nỗ lực, tranh thủ còn trẻ còn khỏe đi tìm sở trường của mình, định vị của bản thân, lên kế hoạch cho nghề nghiệp của mình.

Khi mới bước ra ngoài xã hội, không thiếu người có thể kiếm được "thùng vàng đầu tiên" của mình trong thời gian ngắn.

Nhưng càng có nhiều người, năng lực kiếm tiền sẽ gia tăng theo năng lực, họ biến mình trở nên "không thể thay thế", biến mình trở nên riêng biệt, trở nên có giá trị hơn, trong quá trình hiện thực giá trị bản thân, kiếm tiền đồng thời cũng trở thành chuyện rất hiển nhiên.

Trong một bộ phim truyền hình Trung Quốc mang tên "Ai rồi cũng ổn cả thôi", nhân vật Tô Minh Ngọc trong phim xuất thân từ một gia đình hết sức bình thường, từng bước từng bước dựa vào nỗ lực của bản thân, trở thành tầng lớp lãnh đạo của một tập đoàn lớn, trong vòng 10 năm hoàn thành giấc mơ "lật thân".

Thành công của Tô Minh Ngọc nằm ở chỗ không ngừng nỗ lực theo đúng hướng, đồng thời không ngừng khuếch đại năng lực cạnh tranh của bản thân, đạt được độ cao mà không phải ai cũng có thể thay thế, đến được bước này, kiếm tiền lại trở thành một điều quá bình thường và giản đơn.

Tiền là dựa vào sự nỗ lực và năng lực của bản thân, là dựa vào trao đổi tương đương, khi thứ bạn sở hữu là điều hiếm có, người khác tự nhiên sẽ lấy tiền ra để trao đổi với bạn, kiếm tiền cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tiền càng kiếm càng nhiều, càng kiếm càng dày, tiền để tiêu tự nhiên cũng sẽ nhiều hơn. Chỉ tiếc rằng quá quá nhiều người chuyển trọng tâm chú ý của mình vào vế sau, thậm chí còn tự hào rằng "làm tháng nào tiêu hết tháng đó" là yêu bản thân, là đáng sống.

Biết bao người bị ĐẦU ĐỘC bởi câu nói Tiền là thứ kiếm ra chứ không phải tiết kiệm mà ra: Muốn sống khoẻ, nhất định phải TIẾT KIỆM - Ảnh 2.

03

Khi lượng nước vào chảy xiết, nước trong bể tự nhiên sẽ càng tích càng đầy.

Chỉ khi trong bể có nước thì mới bàn được tới chuyện dùng nước tiết kiệm, tiền cũng như vậy.

Bạn tiết kiệm không phải là tiết kiệm tiền, mà là một loại thái độ với tiền. Kiếm tiền là để nâng cao chất lượng cuộc sống, tiết kiệm tiền là để dự phòng những bất trắc của cuộc sống.

Có câu: "Bạn vĩnh viễn sẽ không bao giờ biết được, ngày mai và điều ngoài ý muốn, cái nào sẽ tới trước."

Đúng vậy, chúng ta, những người khi đang phải chịu những ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh lên kinh tế những ngày gần đây, mới bắt đầu nhận thức được sâu sắc rằng, lúc này, có một tài khoản tiết kiệm, quan trọng biết bao.

Vì dịch bệnh, nhiều người phải thực hiện giãn cách xã hội, ở trong nhà, nhiều công ty doanh nghiệp ngừng hoạt động, người tìm việc âm thầm chờ đợi, nhiều người phải đối mặt với tình trạng không có nguồn thu nhập, thậm chí là nguy cơ thất nghiệp sau khi dịch bệnh kết thúc, đây chính là điều ngoài ý muốn.

Lúc này trong tay bạn có 100 triệu, 300 triệu hay 500 triệu, tâm trạng tất nhiên sẽ khác nhau.

Đôi khi, rõ ràng là kiếm được tiền, nhưng lại vô thức "không biết tiền đi đâu", nhưng con người sống ở đời, đâu thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, làm gì có ai yên ổn bằng phẳng sống hết cuộc đời, khi gặp khó khăn, có mấy người có thể ung dung xem khó khăn như một kì nghỉ!

Trong bộ phim "Đưa tôi lên mây xanh", nữ chính mắc bệnh ung thư, cần một số tiền lớn cho thuốc men và trị liệu.

Khi cô ấy vay tiền bạn bè, bạn bè đã từ chối: "Số tiền này tôi không cho cậu vay được, nhỡ cậu có mệnh hệ gì, tôi biết tìm ai để đòi? Bạn bè đúng là bạn bè, nhưng tiền cũng đâu phải từ trên trời rơi xuống, ai chẳng muốn có phương án B cho mình để phòng chuyện bất trắc."

Kiếm tiền là để khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, tiết kiệm tiền là để có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong giai đoạn khó khăn. Tiền kiếm được cho thấy năng lực của bạn, thái độ với tiền quyết định tiền có thể giúp bạn được tới đâu.

Biết bao người bị ĐẦU ĐỘC bởi câu nói Tiền là thứ kiếm ra chứ không phải tiết kiệm mà ra: Muốn sống khoẻ, nhất định phải TIẾT KIỆM - Ảnh 3.

04

Thực ra, tính ra thì thời gian vàng để kiếm tiền của mỗi người chẳng qua cũng chỉ có 20,30 năm, ở thời kì đỉnh cao này, kiếm nhiều, tiêu cũng nhiều, bạn đã từng nghĩ bạn dựa vào cái gì để dưỡng lão chưa?

Nói chính xác hơn thì dựa vào cái gì để dưỡng lão sẽ khiến bạn cảm thấy tự tại, thản nhiên hơn?

Ở độ tuổi đẹp nhất, kiếm tiền là để phục vụ bản thân, tiêu tiền là để xứng đáng với chính mình.

Nếu tiền kiếm ra là để nâng cao chất lượng cuộc sống, việc nên tiêu tiền thì đừng lơ là.

Những thứ có thể giúp nâng cao năng lực bản thân, những thứ có thể khiến bạn trở nên đẹp hơn, khiến bạn thoải mái hơn, những thứ mà mình mong ước từ lâu lắm rồi, bạn đều có thể thỏa mãn mình.

Nhưng thứ không nên tiêu thì đừng hoang phí, chẳng hạn như thứ mình không thích cho lắm nhưng vì người khác có nên mình cũng phải có, quần áo mua về không mặc, những thứ mua vì sự bồng bột nhất thời… những thứ này đừng mua về, nếu không chính là lãng phí.

Thứ bạn lãng phí không phải là tiền, mà là những ngày bạn phải thức đêm, những giọt nước mắt mà bạn rơi, một phần nỗ lực mà bạn bỏ ra.

Tuy tiền là kiếm mà ra, nhưng phần nên tiết kiệm cũng hãy tiết kiệm, sau đó để chúng sinh ra tiền, sử dụng sức mạnh của lãi kép để tối đa hóa tự do trong tương lai của chúng ta.

Chúng ta đều biết Lý Gia Thành, Warren Buffett, những nhân vật quyền lực này đều tích lũy được sự giàu có thông qua lãi kép.

Vì vậy, biết kiếm tiền là bản lĩnh, tiền sinh ra tiền mới là bảo hiểm cao cấp nhất, tiền cần kiếm, cũng cần tiết kiệm, tiết kiệm lại rồi cất ở chỗ nên cất, đợi nó mang tới cho bạn sự bất ngờ.

Làm người phải có năng lực kiếm tiền, cũng phải có ý thức tiết kiệm tiền, càng phải có thủ thuật quản lý và lên kế hoạch tài chính cá nhân.

Tiền, là bạn dùng trí lực, thể lựa và cả thời gian đổi lấy, bạn và tiền là đồng minh chứ không phải kẻ thù, đừng ở độ tuổi đẹp nhất, kiếm ra số tiền có hạn nhưng tiêu một số tiền vô hạn.

Con người không thể cả đời kiếm tiền, nhưng sẽ phải cả đời tiêu tiền, làm sao để bạn đủ tiêu cả đời, khuyên bạn nên suy nghĩ nghiêm túc.

Tô Mễ

Cùng chuyên mục
XEM