[Bí quyết startup] Làm thế nào để tưởng tượng ra những thứ không thể tưởng tượng?
Tưởng tượng ra những thứ không thể tưởng tượng chính là bí quyết mà Elon Musk dùng để đưa Tesla tới thành công ngày hôm nay.
Hết lần này tới lần khác, Tesla liên tục chứng minh rằng họ là công ty dám tưởng tượng ra những thứ không thể tưởng tượng. Từ xe điện đến các phương tiện tự lái và bây giờ là năng lượng mặt trời, thông qua thương vụ thâu tóm SolarCity, mọi bước đi của Tesla đều thách thức khả năng suy nghĩ thông thường và tạo ra những sản phẩm dường như không thể tồn tại.
Nhưng đó không phải là mục tiêu của mọi doanh nhân khi khởi nghiệp. Sau tất cả, các startup nổi bật là bởi vì chúng phát triển nhanh hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Nghe thì có vẻ hay nhưng rất khó để tưởng tượng ra những thứ không thể tưởng tượng. 60% sản phẩm thất bại trong hai năm đầu và 96% dự án sáng tạo không thể bù đắp được chi phí phát triển.
Vậy tại sao một số công ty có thể thấy những điều mà công ty khác không thể và điều gì thúc đẩy họ đầu tư vào những thứ được coi là bất khả thi? Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này bạn sẽ phải suy nghĩ sâu sắc hơn bạn tưởng. Startup, tóm lại, được tạo ra bởi con người và con người có bộ não rất đặc biệt so với các loài khác.
Hãy tận dụng ba chiến lược dưới đây nếu bạn muốn tưởng tượng ra những thứ không thể tưởng tượng:
1. Sử dụng hình ảnh
Quan sát thôi là chưa đủ. Sáng lập các startup cần ngay lập tức bổ sung trí tưởng tượng và hình ảnh vào bộ công cụ của mình. Đây là cách mà các công ty như Amazon có thể nhìn thấy tương lai: Họ luôn tự hỏi, "Nếu điều này xảy ra thì sao"? trong khi kết hợp xu hướng công nghệ tương lai với trí tưởng tượng bay xa.
Hình dung kết quả mong muốn như một bộ phim trong não giúp bạn có động lực thực hiện ước mơ vì hình ảnh hâm nóng vùng hoạt động của bộ não. Nhiều nghiên cứu xác nhận rằng khi bệnh nhân đột quỵ tưởng tượng rằng các phần bị liệt của cơ thể hoạt động bình thường có thể giúp cải thiện chuyển động ở những khu vực này, đặc biệt là khi bệnh nhân tập trung mạnh mẽ vào hình ảnh.
Do vậy, với sự nghiệp của bạn, hãy bắt đầu bằng cách tưởng tượng xem startup của bạn sẽ giải quyết được vấn đề gì. Sau đó, đưa vào những chi tiết như điều đó xảy ra như thế nào. Lưu ý rằng mỗi chi tiết phải là một hình ảnh chứ không chỉ là một bài tường thuật. Hình ảnh càng sinh động, bạn càng có xu hướng kích thích vùng hành động của bộ não bắt đầu làm việc.
2. Nghi ngờ thực tại
Ed Catmill, đồng sáng lập Pixar, đã giải thích trong cuốn sách của ông rằng sự sáng tạo thường bị cạn kiệt bởi các lực lượng bí ẩn. Với startup, sự thừa thãi dữ liệu có thể trở thành một trong những rào cản như thế. Dữ liệu có thể phản ánh chính xác các xu hướng trong lịch sử nhưng nó không phải lúc nào cũng phản ánh hiện tại và cũng không nhất thiết tiên đoán trước được tương lai.
Hãy xem xét một ví dụ trong lĩnh vực y học: Khi các chuyên gia về X quang được yêu cầu phân tích một phim chụp ngực thông thường, 60% không thể nhận ra có một xương đòn bị mất. Tại sao? Vì họ được đào tạo, làm việc với những dữ liệu khác nên không để ý tới những vấn đề như thế này.
Sự thật thú vị: Chỉ 1 trên 1 triệu người có thể lâm vào hoàn cảnh khiến họ bị mất một chiếc xương đòn.
Do con người có xu hướng hiểu lầm hoặc lạm dụng dữ liệu nên đừng phụ thuộc vào dữ liệu. Thay vào đó, hãy để con thuyền sáng tạo của startup được ra khơi vì bạn đã chấp nhận những sai lệch của thực tại. Đánh giá tất cả dữ liệu hiện có với thái độ hoài nghi và luôn kiểm tra các giả định quan trọng trước khi áp dụng chúng vào thực tiễn.
3. Loại bỏ căng thẳng
Căng thẳng khiến các thói quen xấu đổ bê tông trong não và ngăn chúng ta tiếp nhận những kiểu tư duy mới. Trong suốt lịch sử, ngay cả lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc nhất cũng từng đưa ra những quyết định không khôn ngoan cho công ty của họ khi bị căng thẳng.
Đây là lý do tại sao các startup nên học cách giảm/loại bỏ căng thẳng. Giống như việc đổ xăng cho chiếc xe hay nghỉ ăn trưa, hãy dành thời gian cho toàn công ty nghỉ ngơi và tiếp "nhiên liệu" tinh thần.
Nếu điều hành startup, bạn có thể xem xét các lựa chọn như tổ chức các lớp thiền, yoga cho nhân viên, điều mà các tập đoàn lớn như Google và Facebook đã làm. Hoặc bạn có thể sáng tạo hơn, tổ chức những bữa tiệc vơi các hoạt động giải trí hàng tháng...
Tại những bữa tiệc như thế, hãy để nhân viên ăn mặc theo ý của họ và nghỉ ngơi trong khu vực an toàn mà họ muốn. Hãy cho nhân viên khoảng không gian, các hoạt động để họ xua tan những căng thẳng có thể khiến họ mắc sai lầm và kìm hãm trí tưởng tượng của họ.
Tưởng tượng điều không thể tưởng tượng rõ ràng nằm trong phạm vi tiếp cận sinh học của bạn. Dữ liệu và xu hướng có thể cho bạn thấy nhiều điều về đổi mới và thành công. Tuy nhiên, khai thác được trí tuệ của toàn bộ đồng nghiệp, nhân viên có thể giúp bạn tìm ra tiềm năng thực sự của startup của bạn và tạo ra sự tăng trưởng và thịnh vượng dài lâu.
Theo Entrepreneur