Bí quyết để thăng tiến nhanh chóng và luôn được sếp yêu quý: Đầu tiên bạn phải biết mình thuộc nhóm nhân viên nào
Trong môi trường doanh nghiệp có bốn kiểu nhân viên mà chúng ta có thể nhận ra đó là kiểu nhân viên "Than vãn", "Đưa tin", "Hào hứng" và cuối cùng là kiểu nhân viên "Tỏa sáng".
Bạn cho rằng mình được thuê vào công ty để bán hàng, để quản trị nhân sự, để thiết kế một website hay để quản lý nhân viên? Thực ra, trách nhiệm duy nhất của bạn khi được thuê làm việc tại một doanh nghiệp là giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp. Đây là cách nhìn quen thuộc với các quản lý nhưng không phải nhân viên nào cũng hiểu.
Nếu làm tốt điều này, có thể bạn sẽ được cân nhắc để bổ nhiệm lên một vị trí cao hơn trong một khoảng thời gian nào đó. Vậy có nghĩa là bạn giải quyết tốt vấn đề thì đã hoàn thành công việc của bạn. Nghĩ rộng ra hơn, nghĩa là bạn giải quyết vấn đề tốt hơn mong đợi thì giá trị của bạn sẽ càng cao.
Trong môi trường doanh nghiệp có bốn kiểu nhân viên mà chúng ta có thể nhận ra đó là kiểu nhân viên "Than vãn", "Đưa tin", "Hào hứng" và cuối cùng là kiểu nhân viên "Tỏa sáng".
Đầu tiên là kiểu nhân viên than vãn. Những người này có xu hướng than vãn và kéo cả tổ chức đi xuống bằng sự trì trệ và lười biếng của mình. Mỗi khi xảy ra những vấn đề trong công việc, thay vì cố gắng giải quyết nó, nhân viên than vãn bắt đầu than mệt, kể khổ.
Chưa hết, ngay cả khi cố giải quyết vấn đề, các giải pháp của nhân viên than vãn ít khi có giá trị vì người này dành quá nhiều thời gian vào việc than thở và quá ít thời gian để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, thói quen than thở đã ăn sâu vào tâm trí của nhân viên này. Và thói quen thì rất khó thay đổi nếu không có đủ nghị lực. Đây là loại nhân viên tệ hại nhất mà một quản lý có thể có.
Thứ hai là kiểu nhân viên đưa tin. Loại này đỡ hơn nhân viên than vãn nhưng họ cũng không giúp cấp quản lý giải quyết vấn đề. Họ chỉ "đưa tin" về vấn đề mà họ bắt gặp và xin phương án giải quyết. Điểm mấu chốt ở đây là nhân viên đưa tin có xu hướng đẩy nhiệm vụ tư duy tìm ra giải pháp sang người quản lý và những đồng sự. Họ không phải không có năng lực mà chỉ là không nghĩ rằng mình phải giải quyết vấn đề.
Loại thứ ba là những nhân viên hào hứng. Nhân viên hào hứng thường là những nhân viên trẻ vừa tham gia doanh nghiệp. Những người này chưa có đủ kỹ năng và kinh nghiệm nhưng rất nhiệt tình với công việc và có tư duy luôn muốn giải quyết vấn đề. Họ không than vãn, cũng không chỉ đưa tin mà sẽ cố gắng tìm ra giải pháp trước khi trình lên quản lý. Nhược điểm là do thiếu kinh nghiệm, họ thường không đưa ra được giải pháp đúng.
Nhân viên tỏa sáng là kiểu nhân viên hào hứng nhưng sở hữu những kỹ năng giải quyết vấn đề rất tốt. Người quản lý yêu thích hai loại nhân viên này, đặc biệt là nhân viên tỏa sáng. Và thông thường nhân viên tỏa sáng sẽ luôn nằm trong nhóm đầu những ứng viên được lựa chọn để thăng chức hay tăng lương.
Cuối cùng là nhân viên "Tỏa sáng". Họ giống nhân viên hào hứng nhưng có năng lực và kinh nghiệm hơn. Kiểu nhân viên này luôn thực hiện bốn hành động sau đây: Nhận diện vấn đề, nhận trách nhiệm, giải quyết vấn đề, đánh bóng hình ảnh.
Nhân viên tỏa sáng nhận diện các vấn đề của những người quản lý. Sai lầm mà khá nhiều người làm công mắc phải là không nhận ra người quản lý, những người trực tiếp đưa ra các quyết định về sự nghiệp của bạn, đang phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề khác nhau. Đó có thể là những vấn đề công việc hoặc vấn đề cá nhân (ngoài công việc). Dù là gì, trách nhiệm của nhân viên tỏa sáng là phải nhận diện những vấn đề này.
Trong phạm vi khả năng, nhân viên tỏa sáng cũng nhận ra và giúp người quản lý giải quyết các vấn đề của họ. Nhân viên tỏa sáng không đặt câu hỏi trách nhiệm thuộc về ai. Họ không nói rằng "tôi chỉ ăn lương do đó tôi chỉ làm đúng trách nhiệm của mình." Họ hiểu rằng chỉ cần mảy may có suy nghĩ đó, giá trị của họ đã giảm xuống đáng kể. Và nó thực sự sẽ giảm xuống rất nhiều nếu nhân viên biến suy nghĩ này thành hành động. Sau khi nhận trách nhiệm, nhân viên tỏa sáng sẽ tìm cách giải quyết vấn đề.
Những người giải quyết vấn đề tốt hơn sẽ trở các thành công cụ đắc lực và đáng tin cậy cho người quản lý. Tất cả quản lý đều mong muốn có những nhân viên tỏa sáng để giúp cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn. Thực tế, khi phỏng vấn xin việc, mức độ thành công của bạn phụ thuộc vào việc bạn chứng minh rằng mình là công cụ giải quyết vấn đề hiệu quả hơn cho nhà quản lý và doanh nghiệp. Phần lớn những nhà quản lý thành công đều là những nhân viên hào hứng và sau đó là nhân viên tỏa sáng.
Cuối cùng, nhân viên tỏa sáng hiểu rằng họ cần gia tăng giá trị của mình. Họ hiểu bài học "thực tế là ảo tưởng", hiểu các vấn đề và mong muốn được giải quyết vấn đề của người quản lý, và, thêm vào đó, họ biết cách ca tụng công lao bản thân. Có rất nhiều người giỏi giang với đầy những thành tựu nhưng không biết cách phô diễn chúng ra trước mắt người quản lý.
Người quản lý trong lúc đó quá bận rộn để có thể tìm hiểu trọn vẹn mọi vấn đề. Nhân viên tỏa sáng biết rằng hình ảnh không tự nhiên mà có. Hình ảnh đẹp đẽ cần phải được đánh bóng và phô diễn. Vì thế, người này học cách đánh bóng thành tích của bản thân và "treo bảng thành tích lên tường" để tất cả mọi người đều thấy. Nhân viên tỏa sáng thường sở hữu rất nhiều kỹ năng của người lãnh đạo, những người chiến thắng.