Bi kịch của người nghèo, không phải tiền bạc, mà là tư tưởng "mình chỉ đến thế"

22/12/2019 10:41 AM | Sống

Bi kịch lớn nhất của người nghèo không phải là thiếu tiền, mà là thiển cận. Họ không nhìn thấy tương lai, không hiểu, thậm chí còn chẳng buồn xem xét tới tương lai của chính mình. Đây không chỉ là vấn đề về tầm nhìn, mà còn là vấn đề về nhận thức.

Người nghèo muốn thoát nghèo, họ cần phải tìm ra con đường làm giàu cho mình, phải biết tự lực cánh sinh, thay đổi tình hình kinh tế của bản thân, đây mới là bản chất. Là người nghèo, cái đầu tiên phải thay đổi chính là tầm nhìn. Tầm nhìn của một người chẳng qua chỉ là sự hiểu biết, kinh nghiệm, những gì họ trông thấy, nghe được và tiếp xúc được. Vì vậy, khi bạn còn trẻ, bạn không bắt buộc phải đọc nhiều sách, "đọc" nhiều người. Nếu có thời gian, nhất định phải đi ra bên ngoài.

Có những người không hiểu mình cả đời vì sao cứ nghèo? Có lẽ đây chính là cuộc sống! Khi họ xác định "mình chỉ đến thế", thì khoảng cách giữa họ và hai chữ "giàu có" đã càng ngày càng xa.

Bi kịch của người nghèo, không phải tiền bạc, mà là tư tưởng mình chỉ đến thế - Ảnh 1.

01

Một khoảng thời gian trước, một đoạn video về một nhân viên cứu trợ người nghèo "mắng"những người nghèo bỗng trở nên rất phổ biến trên mạng xã hội của Trung Quốc.

Trong video, người nhân viên nói, ai cũng đều từng trải qua khó khăn gian khổ cả.

Trong quá khứ, bạn ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Bây giờ, khi cuộc sống đã tốt đẹp hơn, bạn liền quên đi cái "gốc" của mình.

Ngày nay, chính sách của Nhà nước ngày một tốt hơn, đền bù, hỗ trợ cho mọi người nhiều hơn.

Khi bạn già đi, bạn có bảo hiểm dưỡng lão; khi bạn bệnh, bạn có bảo hiểm y tế; khi bạn không thể sống, bạn có bảo hiểm cuộc sống, thậm chí bạn còn có được tiền đền bù xây được cả một căn nhà lớn.

Nếu bạn ngồi ngẫm lại một cách tử tế thì chẳng có lí do gì để mà bạn không sống tốt cả.

Hạnh phúc không phải cứ há mồm ra, đưa tay ra hay ngồi ở nhà đợi là nó tự đến.

Một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc đều là dựa vào nỗ lực của bản thân đi giành lấy.

Bởi lẽ những hộ nghèo kia luôn chỉ trông chờ vào chính sách của Nhà nước, đợi người khác đem tiền đến cho, đợi người khác làm từ thiện, trước giờ không có ý thức tự giác đi thay đổi hiện trạng.

Nếu ngay cả đến nhà của mình còn quét dọn không sạch thì làm sao có thể thay đổi được hiện trạng nghèo nàn, lạc hậu?

Đôi khi, sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo nằm ở chỗ tư duy không giống nhau.

Người nghèo luôn ngồi đợi người khác cho, còn người giàu lại tự mình đi giành lấy, cứ như vậy, khoảng cách giữa họ đã lớn lại ngày một lớn.

Người nghèo, muốn thay đổi điều kiện sống hiện tại, đừng chỉ biết ngồi đó chờ đợi, dựa dẫm, thay vào đó, hãy thay đổi tư duy và thói quen của mình, nỗ lực đi phấn đấu thật chăm chỉ.

Bi kịch của người nghèo, không phải tiền bạc, mà là tư tưởng mình chỉ đến thế - Ảnh 2.

02

Lúc trước, có hai thanh niên lang thang bên đường, trông đói khát đến đáng thương.

Họ đi tới bên một con sông, thấy có một bác trai đang ngồi câu cá, thấy vậy, liền tới xin giúp đỡ.

Bác trai đó đồng ý giúp đỡ họ, bác hỏi họ: "Ở đây bác có một con cá to và một cái cần câu. Nếu hai đứa muốn ăn cá, vậy thì có thể lấy con cá đó, còn nếu muốn cần câu thì bác sẽ dạy cho cách câu."

Một người ngay lập tức bước lên trước lấy con cá mang đi, bởi vì cậu thực sự đang rất đói.

Người còn lại lựa chọn cần câu, ở lại câu cá với bác trai.

Cậu thanh niên lấy con cá sau khi ăn hết cá, lại tiếp tục lên đường đi xin người khác đồ ăn.

Còn cậu thanh niên còn lại, cứ mỗi khi đói, cậu lại mang cần ra bờ sông câu cá, kể từ đó, cậu không bao giờ phải đi xin ăn từ người khác nữa.

Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo cũng giống như sự khác biệt giữa người lấy cá và người lấy cần câu vậy.

Người nghèo chỉ nhìn thấy được cái lợi trước mắt, không bao giờ suy nghĩ sau này phải làm sao.

Còn người giàu lại nghĩ tới lợi ích lâu dài, họ luôn có trước một kế hoạch cho tương lai.

Muốn thay đổi hiện trạng trước mắt, còn phải xem tầm nhìn của người đó xa tới đâu.

Bi kịch của người nghèo, không phải tiền bạc, mà là tư tưởng mình chỉ đến thế - Ảnh 3.

03

Tôi ở quê có một cậu em họ, 30 tuổi rồi vẫn chưa kết hôn, cũng không ra ngoài đi làm như những thanh niên khác, vì vậy, mà cậu ấy trở thành trò cười trong mắt thiên hạ.

Trong mắt mọi người ở quê, người như vậy đáng lẽ đã nên có một sự nghiệp và gia đình vững chắc rồi.

Nhưng cậu ấy trước giờ không để tâm tới lười xì xào bàn tán của người khác, âm thầm đi tìm cho mình cơ hội để đổi đời.

Một hôm, cậu ấy vô tình biết được một con đường làm giàu, đó là nuôi cá, cậu ngay lập tức tìm hiểu điều kiện trong thôn, phát hiện ra thôn rất thích hợp để nuôi cá.

Vậy là, cậu lên mạng tìm hiểu mọi tư liệu về việc nuôi cá đồng thời ghi chép lại rất cẩn thận.

Sau đó, cậu đi khắp nơi vay tiền đầu tư, thử hết cách này tới cách khác, cuối cùng cũng có người ủng hộ cậu.

Cậu chăm chỉ đi sớm về khuya, ruộng vườn ở nhà đều đã biến thành bể cá.

Sau này, cậu ấy đã thành công, trở thành người giàu có nhất trong thôn, đồng thời cũng có cho mình một gia đình hạnh phúc, yên ấm.

Người thành công trước giờ không từ bỏ cuộc sống của bản thân, tin rằng tương lai và vận mệnh của mình nằm trong chính tay mình.

Họ không hài lòng với hiện trạng, đồng thời nỗ lực đi thay đổi, rồi cuộc sống mà họ muốn cũng sẽ đến với họ.

Bi kịch của người nghèo, không phải tiền bạc, mà là tư tưởng mình chỉ đến thế - Ảnh 4.

04

Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo không nằm ở vật chất, mà nằm ở tư tưởng và sự nhận thức về cuộc sống.

Nếu muốn thay đổi hiện trạng, sống cuộc sống mà mình muốn, hãy thay đổi tư duy và phương thức sống của bản thân, đừng tin rằng nghèo khó chính là cuộc sống của mình.

Khi bạn khát khao đi thay đổi, đồng thời nỗ lực chăm chỉ, bạn sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Như Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM