Bị đuổi việc hay tụt lại phía sau: Đừng đổ lỗi cho việc mình không có năng lực mà hãy trách do nhân cách kém
Cùng là nhân viên với nhau, làm cùng công ty cùng phòng ban nhưng người khác thì liên tục được thăng chức và được giao cho nhiều dự án quan trọng còn bạn thì bị tụt lại phía sau họ hoặc tệ hơn là bị đuổi việc. Việc bạn bị tụt lại sau người khác hay bị đuổi việc không phải là do bạn kém năng lực mà còn phụ thuộc vào những yếu tố khác.
Bạn nghĩ rằng mình có năng lực thì kiêu ngạo rằng mình giỏi, trốn các buổi huấn luyện hoặc tham gia theo kiểu phong trào, đi cho biết hay đi cho có trải nghiệm. Việc bạn kiêu ngạo không tham gia các buổi huấn luyện nghiệp vụ còn phụ thuộc vào việc bạn có hiểu và tôn trọng các quy tắc mà bạn đã đề ra lúc đầu hay không.
Trước kia tôi là một nhân viên kinh doanh trong một công ty. Sau một thời gian ngắn thì có một anh tên T đến. Vào thời điểm đó, người quản lý bộ phận đã huấn luyện T những nội dung kinh doanh và rất nhanh anh ta đã biết được những kiến thức chuyên môn giống như tôi.
Một lần, quản lý giao nhiệm vụ cho anh ta. Đến tối, quản lý trở về thì phát hiện anh ta không làm gì cả, thay vào đó, anh này lúc nào cũng bận rộn với những việc linh tinh, không quan trọng.
Anh quản lý rất bực mình và có nói vài câu khó nghe, không ngờ anh nhân viên lại cho đó là cái cớ và phàn nàn rằng quản lý giao cho anh ta những việc không đúng chuyên môn còn anh thì vẫn tự cho rằng mình đúng.
Về phần anh quản lý bộ phận, anh là người rất thân thiện, khiêm nhường và không hề tỏ ra mình là lãnh đạo. Anh T được anh quản lý giao nhiệm vụ đơn giản nhất đó là sắp xếp hồ sơ và quy định thời gian để hoàn thành công việc nhưng không ngờ rằng T lại viết thư phản ánh lên cấp trên của anh quản lý. Trong mắt anh T không hề tôn trọng quản lý của mình, sau khi biết chuyện, quản lý vô cùng tức giận nhưng không thể làm được gì khác.
Sự việc cứ tiếp diễn như vậy và cuối cùng anh T bị đuổi việc.
Trong công việc, bị đuổi việc hay bị tụt lại phía sau những đồng nghiệp khác không phải là chuyện có năng lực hay không mà còn do nhiều yếu tố.
1. Hiểu được sự tôn trọng và tuân thủ
Trong công ty, mỗi phòng ban, mỗi nhân viên có một nhiệm vụ của riêng họ, các nhân viên làm việc tạo nên sự vận hành của công ty. Cho nên, mỗi người cần tôn trọng và tuân thủ nhiệm vụ đã được giao. Trách nhiệm của người quản lý cũng không hề nhỏ. Họ là người lãnh đạo cả đội, hầu hết những quyết định mà họ đưa ra là bao quát toàn diện.
Tôn trọng cấp trên và tuân thủ nhiệm vụ được giao là trách nhiệm cơ bản của mỗi thành viên trong đội. Chỉ có đoàn kết cả đội thì lợi ích cá nhân mới được trọn vẹn và bảo đảm.
2. Phải để cho cấp trên thấy bạn đang tiến bộ từng ngày
Hôm qua bạn làm chưa tốt vì chưa quen việc thì ngày mai bạn làm tốt hơn. Việc để cho cấp trên thấy được sự tiến bộ của bạn không phải để họ khen bạn mà mục đích là không để cho những nỗ lực của bạn trở nên vô ích. Nếu không thể để cấp trên nhìn thấy sự nỗ lực của bạn, thì bạn có thể trở thành một nhân viên vô dụng trong mắt sếp.
Trong công ty, bạn càng đắc ý thì bạn càng phải bình tĩnh, càng thất vọng thì càng phải kiên cường.
Nhiều nhân viên luôn chống đối cấp trên thì họ lại càng khó mà tiến bộ, lại càng khó tạo được mối quan hệ tốt với cấp trên. Nhiều nhân viên còn nghi ngờ khả năng của cấp trên, cho rằng cấp trên làm như vậy là chưa đúng. Nhưng cấp trên là người lãnh đạo cả đội, họ nhất định sẽ có gì đó xuất sắc hơn những nhân viên của họ. Học cách hiểu lãnh đạo, bạn sẽ có được nhiều lời khuyên hữu ích trong công việc hoặc những nguồn tài nguyên khác giúp cho công việc của bạn hiệu quả hơn.
Nhân viên thường có tâm lý giữ khoảng cách rất xa với lãnh đạo, ngại giao tiếp với cấp trên, và điều này khiến họ cảm thấy không quen việc vì không có người hướng dẫn. Học được cách thiết lập mối quan hệ bình đẳng, lành mạnh và hỗ trợ lẫn nhau với cấp trên sẽ rất có lợi cho cả hai. Đối với cấp trên, họ sẽ hiểu được quy trình làm việc, phương hướng phát triển của nhân viên cũng như của công ty, đồng thời cấp trên cũng nắm được nội dung công việc một cách chính xác. Qua đó giúp cấp trên có thể hiểu nhân viên của họ hơn, và việc hiểu nỗi khổ của nhân viên là việc không hề dễ dàng.
3. Có trách nhiệm với công việc được giao
Ngoài những nhiệm vụ đã được giao, đôi lúc có những nhiệm vụ khẩn mà cấp trên tạm thời giao cho bạn. Bởi vì họ đã tin tưởng và tín nhiệm nhân viên của họ.
Có câu chuyện như sau:
Có một ông thợ mộc già sắp nghỉ hưu, ông ta được ông chủ giao cho nhiệm vụ là xây dựng một ngôi nhà. Người thợ mộc miễn cưỡng nhận nhiệm vụ nhưng trái tim ông lại mong mỏi trở về quê hương và ông không thể toàn tâm toàn ý vào việc xây dựng ngôi nhà. Việc lựa chọn vật liệu để xây dựng ngôi nhà cũng không còn kĩ lưỡng như trước đây và ông làm việc không còn chuyên tâm như trước.
Ngày bàn giao ngôi nhà, ông chủ đột nhiên trao lại chiếc chìa khóa cho ông thợ mộc và nói: "Đây là món quà cuối cùng tôi dành tặng cho ông". Ông thợ mộc choáng váng và sự hối hận hiện rõ trên khuôn mặt ông. Cả đời ông đã xây dựng không biết bao nhiêu ngôi nhà chất lượng cho biết bao gia đình thế nhưng cuối đời ông lại xây dựng ngôi nhà kém chất lượng cho chính ông.
Vậy nên hãy làm việc có trách nhiệm, nắm bắt cơ hội và điều này có lợi cho sự phát triển cho sự nghiệp của bạn. Có trách nhiệm với công việc được giao dù là công việc tạm thời và cấp bách và hoàn thành nó một cách xuất sắc thì bạn đã gây ấn tượng với cấp trên.
4. Tránh làm cho mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp trở nên sâu sắc hơn và tránh làm phá hủy các mối quan hệ đã được thiết lập
Khi gặp phải sự bất công ở nơi làm việc, đừng làm kích động mối quan hệ giữa các đồng nghiệp cũng như giữa đồng nghiệp với cấp trên. Việc này không những không giải quyết được mâu thuẫn mà vô tình đẩy chính mình vào khó khăn. Lúc này đòi hỏi bạn phải bình tĩnh tìm ra giải pháp vừa hợp tình vừa hợp lý mà không đẩy chính mình vào những tình huống khó xử.
5. Phản ánh kịp thời khi có vấn đề xảy ra và phản ánh kịp thời khi có bất công tồn tại ở nơi làm việc
Bằng kinh nghiệm cá nhân, nhân viên có thể chỉ ra những điều chưa hợp lý trong công tác quản lý của công ty bằng những cách thức hợp lý và chính xác. Điều này không chỉ giải quyết vấn đề bạn đang gặp phải mà còn có thể cải thiện sự vận hành của công ty.
Tôn trọng các quyết định của công ty nhưng cũng không mù quáng làm theo nếu phát hiện sự bất hợp lý, cần suy nghĩ, phân tích tình hình thực tế và đừng hành động theo hướng tiêu cực để rồi làm tổn thương chính mình.
6. Nhân phẩm quyết định thành công
Ở nơi làm việc, khả năng nổi trội có thể giúp bạn nổi bật nhanh chóng nhưng khả năng chỉ là điều kiện cơ bản, chỉ có những người có phẩm chất tốt và có tinh thần trách nhiệm mới là người mà công ty thật sự cần.
Nhân phẩm tốt hay không quyết định trực tiếp đến tinh thần trách nhiệm của nhân viên, cụ thể là việc họ có dám đối mặt với sai lầm, cạnh tranh trong công việc hay không. Nhân cách tốt có thể phát triển công việc theo hướng tốt. Và danh tiếng bạn cũng tự nhiên được tạo lập. Nếu bạn có nhân cách tốt bạn cũng sẽ có được một công việc tốt.