Bị bạo bệnh, cô gái Phú Yên bỏ Sài Gòn về quê làm nông và mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em

11/11/2020 07:01 AM | Sống

Mỗi ngày, My đều cảm thấy thật biết ơn cuộc sống vì bản thân luôn không ngừng cố gắng tiến về phía trước. Tự tay làm nông, trồng cây, nấu ăn khiến cuộc sống của My luôn yên bình và nhiều màu sắc.

Chấp nhận rời bỏ tương lai ở thành phố, về quê xây lại

Đi làm ở thành phố được 2 năm, từng là giáo viên Tiếng Anh và cùng với bạn thành lập 1 công ty về phân phối rau, củ, quả hữu cơ tại Thành Phố Hồ Chí Minh, My Lê khi ấy mang trong mình rất nhiều ước mơ. Start-up của cô bạn từng được chọn là một trong những start-up tiềm năng để tham gia chương Trình Leader Up Accelerator Program của Start Up Vietnam Foundation.

Có tiền đề để thêm hiểu hơn về nông nghiệp, My đã ấp ủ về một mô hình du lịch trải nghiệm nông nghiệp trong mình. Trong khi mọi việc đang diễn ra tốt đẹp, có cơ hội thăng tiến trong công việc, My phát hiện mình bị bạo bệnh. Khi ấy, cô chẳng thể ngồi dậy được vì đau thắt vùng bụng.

Ảnh: NVCC.

My kể: "Bệnh của mình không tìm được nguyên nhân, cũng không có thuốc chữa, chỉ có thể uống hoặc tiêm thuốc giảm đau trực tiếp. Thực ra mình có bị bệnh khớp từ năm 11 tuổi, đã từng thử rất nhiều phương pháp nhưng không khỏi. Bệnh của mình nghe ra thì phức tạp lắm nhưng mình vẫn luôn vui vẻ và tận hưởng cuộc sống. Bây giờ, những vết đau vẫn âm ỉ trong người mình mỗi ngày, chỉ là đau ít hay đau nhiều thôi..."

Biết con bệnh nên ba My vào Sài Gòn để đưa con về nhà ở Phú Yên. Trở về nhà trong hoàn cảnh như vậy, chắc chắn không đứa con nào lại kìm lòng khi nhìn cảnh bố mẹ vất vả lại càng vất vả thêm. Cha mẹ My đều làm nông nhưng luôn cố gắng để lo cho 3 chị em ăn học đàng hoàng; vì thế, My càng thương cha mẹ hơn. 

Khi về nhà, nảy ra ý tưởng làm nông trại với mong muốn luyện tập các liệu pháp chữa lành tự nhiên cho sức khoẻ của mình, My cũng được cha mẹ giúp đỡ rất nhiều khi vẫn còn yếu. 

"Thời gian trước khi làm nông trại, mình hay mệt, muốn giúp mẹ chút cũng không được. Tuy bây giờ, vết đau của mình vẫn còn nhưng mình thấy khoẻ hơn và vui vì được làm những điều mình hằng ấp ủ thay vì nằm lì trên giường. Phần quy hoạch và xây dựng hầu tại nông trại hầu như là mình tự làm với sự giúp sức của các bạn TNV và Ba của mình."

Bị bạo bệnh, cô gái Phú Yên bỏ Sài Gòn về quê làm nông và mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em - Ảnh 2.

Ảnh: NVCC.

Bị bạo bệnh, cô gái Phú Yên bỏ Sài Gòn về quê làm nông và mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em - Ảnh 3.

Ảnh: NVCC.

Bị bạo bệnh, cô gái Phú Yên bỏ Sài Gòn về quê làm nông và mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em - Ảnh 4.

Ảnh: NVCC.

Bị bạo bệnh, cô gái Phú Yên bỏ Sài Gòn về quê làm nông và mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em - Ảnh 5.

Ảnh: NVCC.

Bị bạo bệnh, cô gái Phú Yên bỏ Sài Gòn về quê làm nông và mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em - Ảnh 6.

Ảnh: NVCC.

Bị bạo bệnh, cô gái Phú Yên bỏ Sài Gòn về quê làm nông và mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em - Ảnh 7.

Ảnh: NVCC.

Bị bạo bệnh, cô gái Phú Yên bỏ Sài Gòn về quê làm nông và mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em - Ảnh 8.

Ảnh: NVCC.

Hài lòng về cuộc sống tự cung tự cấp

"Một ngày của mình khá bận đấy. Ngoài việc làm nông tại nông trại, mình còn thực hiện các chương trình dành cho TNV cũng như kế hoạch phát triển nông trại và những hoạt động tại địa phương. Bên cạnh đó, mình còn chăm sóc cho ba và lo việc thờ cúng mẹ chu tất. Ba mình sống ở nhà cách nông trại tầm 3 phút xe máy, hằng ngày mình vẫn đi qua đi lại để dọn dẹp và nấu cơm. Lớp học Tiếng Anh và thư viện thì hiện đang đặt ở nhà của mình."

Bị bạo bệnh, cô gái Phú Yên bỏ Sài Gòn về quê làm nông và mở lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em - Ảnh 9.

Ảnh: NVCC.

Cô chủ của Nông Trại Du Lịch Bền Vững Caroline’s Happy Hut vui vẻ kể lại một ngày của mình. Là một ốc đảo xanh nằm giữa cánh đồng lúa ngát xanh, nơi có vườn rau, ao cá, và vật nuôi, My muốn nơi đây trở thành nhà của mỗi người sau những bộn bề của cuộc sống cũng như nơi thực hành những liệu pháp chữa lành tự nhiên như eat clean, thiền và yoga. Nông trại hiện tại đã mở cửa đón khách đến lưu trú và trải nghiệm.

Bên cạnh đó, My có 1 lớp học Tiếng Anh và Thư viện Hạnh Phúc dành cho trẻ em ở quê mình. My giới thiệu: "Đây là một hoạt động phi lợi nhuận của mình. Hiện tại, mình thu các bé 100.000 đồng/tháng cho 3 buổi học/tuần trên lớp và dã ngoại tại Nông Trại 2 tuần/lần. Học phí này để chia sẻ cùng mình chi phí điện, in tài liệu (chi phí in ở đây khá đắt, 1.000 đồng/tờ/mặt) và tổ chức các hoạt động."

Ảnh: NVCC.

Thư viện Hạnh Phúc có hơn 500 đầu sách gồm sách giáo khoa, sách ngoại ngữ, truyện, sách kĩ năng, sách rèn luyện đạo đức, sách định hướng và phát triển bản thân cho các em thiếu niên và cả sách dành cho các mẹ trong việc dinh dưỡng cho con, nuôi dạy con, phụ nữ kinh doanh… Đợt vừa qua, My cùng các bạn TNV cũng đã quyên góp hầu như toàn bộ sách giáo khoa thư viện mình đang có đến các em nhỏ vùng Lũ Quảng Bình, Quảng Trị.

My cảm thấy rất hạnh phúc vì được sống ở quê, gần gia đình, gần thiên nhiên. "Sống ở nông trại, có chút yên bình, có chút tĩnh lặng, nhìn nhận cuộc sống, soi rọi vào chính mình. Đối với mình, sức khoẻ là thứ quan trọng nhất. Bây giờ mình muốn hoạch định lại cuộc sống. Và, để giữ bản thân mình vẫn phát triển và không ngừng học hỏi, mình đang và sẽ tự tạo môi trường qua các chương trình tình nguyện viên tại nông trại của mình, các hoạt động chia sẻ kiến thức, kĩ năng…"

Ảnh: NVCC.

Cuộc sống ở thành phố tuy năng động hơn nhưng My hài lòng về cuộc sống hiện tại và mức lương bây giờ. My hạnh phúc nhất khi trồng cây và nấu ăn. Hiện tại, cô bạn đã chuyển sang ăn hoàn toàn rau, củ, quả. Thức uống yêu thích ở nông trại là trà chanh sả, trà bí đa, trà lạc tiên, trà oải hương, trà kombucha, trà gừng, trà đậu, nguyên liệu đều do tay mình tự trồng và chăm sóc.

PV

Cùng chuyên mục
XEM