Bất chấp dịch Covid-19, một ông lớn ngành marketing truyền thông Việt Nam vẫn tăng trưởng 15% nhờ triển khai 3 nguyên tắc sau

15/05/2020 15:37 PM | Kinh doanh

Bà Phan Đặng Trà My, Phó Tổng giám đốc của VCCorp, CEO Wow Holiday cho biết trong giai đoạn dịch Covid-19 Admicro tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 15%).

Thời dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp rơi vào trạng thái "lao đao" vì áp lực vừa không có khách hàng vừa thiếu hụt nguồn hàng nhưng vẫn phải bỏ ra những khoản chi phí lớn như thuê mặt bằng, tiền lương cho nhân viên… Câu chuyện về Marketing và bán hàng trở nên "nóng bỏng" hơn bao giờ hết khi phần đông doanh nghiệp lớn nhỏ quyết định dừng hoạt động Marketing quảng cáo và tập trung đẩy mạnh các mối quan hệ xã hội. 

Tối 14/5, tọa đàm livestream của VMCC (câu lạc bộ những người làm marketing chuyên nghiệp) đã được tổ chức với chủ để "Đẩy số sau dịch". Tại đây, các chuyên gia marketing đã chia sẻ bí quyết để doanh nghiệp sống sót qua dịch Covid-19 và giải pháp để thúc đẩy doanh số.

Trong ngành marketing, Admicro (thuộc CTCP VCCorp) là đơn vị truyền thông có lịch sử phát triển 14 năm, Admicro hiện là một trong số những đơn vị giữ thị phần lớn tại Việt Nam. Theo chia sẻ của bà Phan Đặng Trà My, Phó Tổng giám đốc của VCCorp, CEO Wow Holiday, chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm của Admicro không bao giờ dưới 30%.

"Thực tế đến thời điểm hiện tại chúng tôi chưa thể đạt mức tăng trưởng này tuy nhiên một điều may mắn là chúng tôi không bị thụt lùi về tốc độ tăng trưởng. Có tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 15%). Điều đấy tương đương với việc chúng tôi không đạt được chỉ tiêu, tuy nhiên nó cũng là nỗ lực rất lớn của đội ngũ Admicro", bà Trà My cho biết.

Trên thực tế theo chia sẻ của vị Phó Tổng giám đốc này, VCCorp sớm có những động thái nhanh nhạy nhằm tập trung bảo vệ con người bởi nhân sự là yếu tố chính trong vận hành công ty. Thậm chí công ty này còn cho 2.500 nhân sự làm việc online trước thời điểm dịch và chỉ đạo của Chính phủ về giãn cách xã hội. Vốn là công ty dựa trên nền tảng trực tuyến nên việc làm việc tại nhà không ảnh hưởng quá lớn tới hoạt động của VCCorp.

"Ảnh hưởng kinh tế Việt Nam sẽ ngấm dần 3-6 tháng tới, lúc đấy những công ty như Admicro mới bị ảnh hưởng cuối cùng. Chúng tôi hay nói đùa trong lúc chúng ta gặp khó khăn thì các doanh nghiệp phải vùng vẫy. Khi vùng vẫy thì người ta sẽ không cắt ngay những cần câu cơm, cơ hội tiếp cận với khách hàng nhưng sau đó một loạt các doanh nghiệp đuối dần, nhiều doanh nghiệp rời bỏ thì lúc đấy mới là lúc những người làm marketing bị bó tay bó chân, lúc đấy mới khó khăn",  bà Phan Đặng Trà My đưa ra nhận định khá thận trọng về tình hình kinh doanh trong thời gian tới.

Bất chấp dịch Covid-19, một ông lớn ngành marketing truyền thông Việt Nam vẫn tăng trưởng 15% nhờ triển khai 3 nguyên tắc sau - Ảnh 1.

Bà Phan Đặng Trà My, Phó Tổng giám đốc của VCCorp, CEO Wow Holiday

Để đối mặt với tình huống trên, Phó Tổng giám đốc VCCorp cho biết Admicro đã nhanh chóng chuyển hướng kinh doanh dựa trên những nguyên tắc sau.

Đầu tiên là Admicro nhanh chóng mở rộng hạng mục dịch vụ. Thực tế theo chia sẻ của bà Trà My, Admicro trước đây thường được mọi người tiếp cận dưới góc độ đơn vị cung cấp Inventory và đơn vị tư vấn chiến lược cho các khách hàng chiến lược lớn.

"Chúng tôi gần như bỏ qua nhóm khách hàng vừa và nhỏ. Admicro là đơn vị cung cấp dịch vụ cuối cùng. Giữa chúng tôi có rất nhiều đại lý, các đơn vị đứng ở giữa cung cấp dịch vụ Admicro và khách hàng. Và vì thế hầu hết các đơn vị sẽ nghĩ Admicro không có các dịch vụ về Agency. Đối với mọi người Admicro chỉ có 2 hạng mục gồm: Thứ 1 là tư vấn chiến lược tổng thể chung cho khối khách hàng chiến lược, khách hàng lớn doanh thu vài chục tỷ/năm. Thứ 2 là cung cấp dịch vụ truyền thông quảng cáo", phó tổng giám đốc VCCorp phân tích cụ thể.

Trước bối cảnh trong và sau dịch Covid-19, đơn vị này bắt đầu chuyển hướng mở rộng thêm thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm của VCCorp, đẩy mạnh sản phẩm dịch vụ Agency, Google, Facebook. Dựa trên nền tảng công nghệ quảng cáo sẵn có, các sản phẩm dịch vụ Bizfly, bà Trà My cho biết Admicro sẽ mở rộng sang những khách hàng doanh nghiệp thông thường mà trước đây chưa tiếp cận. Với hệ thống chuyên gia nội bộ, đơn vị này sẽ đẩy mạnh dịch vụ Agency hướng tới mục tiêu cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra trên thị trường hiện nay chưa có những đơn vị agency chuyên ngành ví dụ như du lịch. Bà Phan Đặng Trà My cho biết đây có thể sẽ là một hướng đi nhằm và tập trung hợp tác với những ngành được dự báo sẽ trở lại mạnh mẽ sau dịch.

Triển khai kích cầu khách hàng bằng hình thức hàng đổi hàng là cách thích nghi thứ 2 mà Admicro triển khai thực hiện. Theo vị Phó Tổng giám đốc này, thời điểm hiện tại hầu hết các doanh nghiệp đều đối diện với cắt giảm chi phí và giữ được dòng tiền. Với những doanh nghiệp lớn việc vượt qua vài tháng khó khăn thì dòng tiền không phải là vấn đề lớn nhưng với các đơn vị vừa và nhỏ họ sẽ giữ nguồn tiền lại để đảm bảo nguồn sống của công ty.

"Thậm chí chúng tôi đưa ra hoạt động hỗ trợ khách hàng của mình bằng cách trao đổi quảng cáo. Chúng tôi chấp nhận việc thanh toán với các doanh nghiệp hiện chỉ có hàng hóa nếu hàng hóa đáp ứng nhu cầu tối thiểu của VCCorp, những đối tác của Vccorp thậm chí chúng tôi liên kết rất nhiều các doanh nghiệp lại với nhau. Chúng tôi đã đổi xe, đổi vé máy bay, nước rửa tay thậm chí là bánh pizza. 14 năm chúng tôi chưa bao giờ chấp nhận hàng đổi hàng nhưng đó là một cách giúp các doanh nghiệp tự tin hơn, họ có thể giải quyết khó khăn trong vài tháng", bà Trà My cho biết.

Bất chấp dịch Covid-19, một ông lớn ngành marketing truyền thông Việt Nam vẫn tăng trưởng 15% nhờ triển khai 3 nguyên tắc sau - Ảnh 2.

Thích nghi với việc hành vi của khách hàng thay đổi hoàn toàn trong dịch và sau dịch là bước đi thứ 3 được đơn vị này triển khai. Theo bà My, nếu như trước đây doanh nghiệp sẽ phân bổ ngân sách marketing thành từng phần cụ thể hay từng kênh quảng cáo thì hiện tại câu hỏi duy nhất của doanh nghiệp là làm cách nào cho có hiệu quả. Hiệu quả được đánh giá trên 2 tiêu chí gồm doanh thu bán được hàng và về mặt thương hiệu.

Đối với các doanh nghiệp lớn đủ khả năng vượt qua dịch trong vài tháng theo bà My, sẽ không tập trung quá vào giảm chi phí marketing mà tập trung vào bám sát chiến lược. Chiến lược ở đây là tập trung nguồn lực để để làm sao hướng đến mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp đề ra. Điều này nằm trong sự cân bằng.

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp không lớn, câu hỏi được đặt ra trong giai đoạn này được đặt ra với người làm marketing như bà My là: tôi nên tập trung tiền cho doanh trong ngắn hạn hay làm thương hiệu?

"Điều này thuộc vào năng lực của doanh nghiệp. Anh cần biết rõ nguồn lực của doanh nghiệp chịu được đến đâu. Gốc rễ quan trọng nhất anh tồn tại là gì?", bà My đưa ra lời khuyên.

Từ thực tế này về phía Admicro nhanh chóng thay đổi và triển khai những gói sản phẩm trong giai đoạn ngắn hạn mà doanh nghiệp đang cần. Ví dụ được phó tổng giám đốc VCCorp đưa ra là giai đoạn này xã hội rất cần những câu chuyện truyền cảm hứng tốt đẹp. Trong khi đó với nhiều doanh nghiệp hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) thường được triển khai nhưng lại không được tận dụng với chi phí thấp để xây dựng thương hiệu. 

Admicro xây dựng những gói về CSR với chi phí rất thấp và liên hệ trực tiếp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo chia sẻ của bà My, gói này khi được giới thiệu đến khoảng 100 doanh nghiệp thì có tới 20% số lượng phản hồi mua gói quảng cáo này. Đây được đánh giá là luồng doanh thu mới cho Admicro mà trước chưa từng có.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM