Bài đồng dao về "con chim trong lồng" được hàng triệu trẻ em thuộc làu: Nội dung phía sau cực kỳ đen tối, người lớn nghe còn sợ

12/01/2022 10:57 AM | Sống

Đây là một trong những bài đồng dao thoạt nghe vô cùng ngây thơ và vui vẻ, nhưng biết được ý nghĩa đằng sau, người lớn cũng ôm tim vì sốc.

Hầu như không trẻ em Nhật Bản nào không biết đến bài đồng dao "Con chim trong lồng". Ở thời hiện đại, bài hát này đã phát triển thành nhiều phiên bản, và nó cũng đã được sử dụng nhiều lần trong các bộ phim và trò chơi. Ví dụ, trong series Zero, tên của nữ chính Inuyasha cũng xuất phát từ bản đồng dao này.

Bài hát cũng xuất hiện trong bộ phim và bộ truyện tranh "Kami-sama no Iu Toori" (As The Gods Will), khi bốn con búp bê gỗ nổi (được gọi là Tarou, Akemi, Hanako và Kenichi) giết bất kỳ người chơi nào thất bại hoặc từ chối chơi trò chơi bài hát.

Kagome, kagome

Kago no naka no tori wa (Hỡi chú chim trong lồng)

Itsu, itsu deyaru (Khi nào, khi nào chú bay ra?)

Yoake no ban ni (Lúc chập choạng và lúc tối trời)

Tsuru to kame ga subetta (Cả sếu và rùa đều nhào ngã)

Ushiro no shoumen dare? (Ai đang ở sau lưng?)

Những từ trên đều khó hiểu về nghĩa. Không biết khi nào, ở đâu hoặc ai đã viết những lời đó. Chỉ có cụm từ か ご め か ご め (Kagome kagome) được tìm thấy trong một số tài liệu cũ từ thời Edo (khoảng năm 1800). Bài hát này được cho là xuất hiện sau cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868.

Trò chơi Kagome Kagome cần khoảng 7 người, một em nhỏ đã bị bịt mắt và coi như "quỷ", trong khi những em khác đi vòng quanh và hát bài đồng dao này. Sau khi hát, nếu đoán được ai là người quay mặt về phía sau thì người được đoán sẽ vào thay thế vị trí của "con quỷ" này để trò chơi tiếp tục.

Thoạt nghe, ai nấy sẽ tưởng đây là bài đồng dao trong sáng về các con vật. Tuy nhiên, hàm ý của bài đồng dao này là "thời khắc đối diện với quỷ, chim trong lồng đã tìm được kẻ chết thay".

Bài đồng dao kinh dị về chú chim trong lồng.

Và những giả thiết đen tối khác

Trò chơi "giết để ăn thịt"

Người Nhật đồn rằng ngày xưa khi người dân rất nghèo khổ, cả làng lâm vào cảnh đói khát vì không còn lương thực để ăn. Vậy nên họ đã nghĩ ra trò chơi này, người thua sẽ bị giết làm thịt cho cả làng ăn.

Người phụ nữ bị sảy thai

Từ Kagome có thể kết hợp từ hai từ khác, "giỏ" và "phụ nữ", ám chỉ một phụ nữ mang thai. Con chim trong lồng là đứa con chưa sinh ra. Ai đó đã đẩy cô xuống cầu thang, khiến cô bị sảy thai. Do đó, cô tự hỏi ai đã đứng trên cầu thang sau lưng mình.

Những dòng chữ bằng máu

Truyện kể rằng, cô gái trẻ duy nhất trong ngôi làng nọ luôn tỏ thái độ ích kỉ và coi thường người khác. Vào một ngày nọ, vì gặp chuyện không vui, cô gái đã tức giận và một mực đòi chuyển nhà qua một ngôi làng khác.

Tuy nhiên, trước khi rời đi, bố mẹ phát hiện cô đã chết trên giường, và kì lạ là máu của cô đã chảy và đọng lại thành dòng chữ, chính là lời bài đồng dao Kagome Kagome. Vào sáng hôm sau, chuyện tương tự đã xảy ra một lần nữa.

Bài đồng dao về con chim trong lồng được hàng triệu trẻ em thuộc làu: Nội dung phía sau cực kỳ đen tối, người lớn nghe còn sợ - Ảnh 2.

Trong sợ hãi, chàng trai ở trong làng quyết định qua một ngôi làng khác để sống. Nhưng vài ngày trước khi lên đường, khi đang ở trong công viên, anh bị một đám người vây quanh và hát những câu hát nghe có vẻ quen thuộc, chính là dòng chữ được viết từ máu của cô bé nọ.

Và điều bất ngờ khiến anh không tin vào mắt mình đó là cô bé kia cũng ở trong đám người ấy, dù cô đã không còn sống nữa. Khi kết thúc bài hát, đám trẻ bắt anh phải đoán được người đằng sau mình, nhưng cuộc đời anh đã bị kết liễu vì anh không đoán đúng.

Ngoài ra, còn có giả thiết Kagome Kagome nói về một chuyện tình bi đát và bi kịch của một gia đình. Dù là gì, bài hát Kagome Kagome cũng luôn gắn với một ý nghĩa hay câu chuyện rùng rợn nào đó. Nhưng không ai biết đâu mới là câu chuyện thật phía sau bài đồng dao trẻ em này. Bài đồng dao còn nổi tiếng hơn khi trở thành một ca khúc Vocaloid nhiều năm trước.

Theo Hiền Đan

Cùng chuyên mục
XEM