Áp dụng triệt để công thức: "Biết cách lựa chọn + học cách từ bỏ + chịu đựng cô đơn + vượt qua cám dỗ", tôi thu về kết quả sững sờ trong công việc
Cuộc đời cũng giống như chuyến tàu vậy, đi chuyến nào, đi đến đâu và gặp ai đều do bản thân mình quyết định. Nhưng để được quyền đưa ra quyết định, trước hết bạn phải giữ thế chủ động tích cực!
Trong công việc, ai cũng muốn có cơ hội tốt để phát triển, nhưng cơ hội ấy không phải lúc nào cũng theo đúng với mong muốn của mình. Thực tế cho thấy, một số người sau vài lần cạnh tranh thì bắt đầu tỏ thái độ thờ ơ, cuối cùng trí tiến thủ cũng giảm dần, và công việc theo đó cũng trì trệ. Nhưng ngược lại, có những người bất luận môi trường bên ngoài thay đổi như thế nào thì họ cũng biết cách tự nắm bắt, đưa ra lựa chọn chính xác. Và đây là 3 lí do chính khiến họ có thể làm tốt như vậy.
Biết cách đưa ra lựa chọn đúng nhất
Tương lai mỗi người là kết quả của sự lựa chọn trong quá khứ. Chọn ngành nghề nào, chọn nền tảng nào và chọn trạng thái công việc như thế nào, tất cả những lựa chọn này đều ảnh hưởng rất lớn đến con đường chúng ta đang đi.
Tôi có hai người bạn tên Hùng và Sơn, hai người đều học ngành kỹ thuật trong cùng một trường đại học. Sau khi tốt nghiệp, Hùng đến làm nhân viên kĩ thuật cho một công ty trong nước, còn Sơn lại làm quản lý cho một công ty nước ngoài.
Vào thời điểm đó, Sơn ra trường với tấm bằng đại học loại giỏi, còn Hùng giữ cho mình tấm bằng loại khá. Tuy nhiên, chỉ sau đó vài năm, tình hình kinh tế của các công ty nước ngoài bắt đầu tuột dốc và không còn sôi động như trước, Sơn xin nghỉ việc và bắt đầu đi tìm việc mới.
Tuy nhiên, do đặc thù ngành quản lý vốn tương đối ít công ty tuyển dụng nên Sơn phải tốn khá nhiều thời gian để tìm được công việc phù hợp. Riêng về phần Hùng, với kinh nghiệm nhiều năm làm việc, tay nghề vững, anh ấy đã tạo được chỗ đứng trong công ty, trở thành chuyên gia cơ khí, lương việc đều ổn định.
Cuộc đời cũng giống như chuyến tàu vậy, đi chuyến nào, đi đến đâu và gặp ai đều do bản thân mình quyết định.
Học cách từ bỏ những thứ không cần thiết, tập trung sức lực và thời gian để nâng cao năng lực bản thân
Trước đây tôi và bạn tôi từng thảo luận với nhau về vấn đề thu nhập. Bạn tôi nói, hiện tại anh ấy làm partime có thu nhập 90 triệu/tháng. Nghe đến mức thu nhập này, tôi thực sự không tin nổi, tôi nghĩ rằng có phải anh ấy đang đùa với tôi không? Người ta làm fulltime một tháng mới chỉ được khoảng 10 triệu, vậy mà anh ta chỉ làm partime mà có thể kiếm được nhiều tiền vậy sao?
Vì tò mò, tôi hỏi anh ấy: "Làm cách nào mà cậu có thể kiếm được nhiều tiền như vậy?" Cậu bạn tôi nói: Những năm gần đây, anh ấy không nghỉ ngơi một ngày nào cả. Những đơn hàng mà anh ấy nhận được đều từ những người bạn cũ hoặc từ trên mạng. Thỉnh thoảng anh ta làm không xuể, phải chuyển qua cho người khác làm và lấy phần trăm hoa hồng. Vào cuối tuần, trong khi mọi người mải mê yêu đương, đi du lịch, ngủ nướng thì anh ấy ở nhà tìm tòi, học tập, rồi nghiên cứu các ứng dụng có thể kiếm tiền nhằm mở mang sự hiểu biết của mình.
Sau khi nghe anh ấy nói vậy, tôi đột nhiên nhớ lại một câu nói từng phổ biến trên mạng rằng: Biết cách lựa chọn, học cách từ bỏ, chịu đựng sự cô đơn, vượt qua được cám dỗ. Thật tình cờ, câu nói ấy đã được bạn tôi áp dụng một cách triệt để.
Chú trọng vào một ngành nghề, duy trì cày cuốc nó sẽ đem lại lợi ích bất ngờ cho bạn.
Vào thời điểm chúng tôi chuẩn bị tốt nghiệp, rất nhiều bạn học của tôi cảm thấy hoang mang về tương lai. Để mở hướng đi và động viên học trò, giáo viên chủ nhiệm của tôi đã nói: "Các em à, thời buổi này tìm được một công việc thích hợp không phải là dễ dàng, nếu các em thực sự không làm đúng chuyên ngành mình đang học thì các em hãy chủ động tìm một công việc nào đó để làm lấy kinh nghiệm. Trong quá trình làm công việc đó, các em từ từ đi tìm công việc mới vẫn chưa muộn."
Năm đó, một số bạn đã nghe theo lời cô giáo chủ nhiệm chỉ dạy, dù sao họ cũng không biết bản thân mình thực sự thích công việc như thế nào. Họ kiếm tạm một công việc nào đó để có tiền đáp ứng nhu cầu cuộc sống, rồi sau đó tính tiếp. Tất nhiên cũng có bạn làm rồi sau đó lại nhận ra rằng bản thân mình không thích những công việc như thế. Vì vậy họ tiếp tục đi tìm công việc khác, học hỏi và thích nghi.
Vài năm sau, những người kiên trì theo đuổi một công việc đều đạt được thành công đáng kể. Còn những người đúng núi này trông núi nọ, thì vẫn mải mê đi tìm kiếm việc làm theo đúng nghĩa "đúng chuyên ngành".
Bất kể ở thời điểm nào, nếu bạn cái gì cũng không làm thì chỉ khiến cho khoảng cách giữa bạn và người khác ngày càng xa hơn. Vậy nên hãy nắm rõ 3 điều trên để thực sự tạo được giá trị của mình trong công việc.