Ăn Tết - Bạn đang tham gia vào lễ hội lớn nhất thế giới
Dù Tết nguyên đán chỉ phổ biến ở một vài nước phương Đông nhưng nếu xét về quy mô trên các khía cạnh khác, nó chính là dịp lễ hội lớn nhất thế giới
Tết nguyên đán (Tiếng Anh: Lunar New Year) là dịp lễ cổ truyền ở các nước Phương Đông. Tuy nhiên, hiện chỉ có một số ít các nước ở châu Á duy trì việc đón ngày lễ này, bao gồm có Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapore, Mông Cổ…và cả Việt Nam chúng ta.
So với các dịp lễ lớn được khắp thế giới chào mừng như Lễ tạ ơn, Giáng sinh hay năm mới dương lịch, Tết nguyên đán có vẻ như không thể so sánh được bằng tính phổ biến. Tuy nhiên, nếu nhìn theo nhiều khía cạnh khác, các lễ hội này thực ra chẳng là gì nếu so với Tết – lễ hội xứng đáng với danh xưng lớn nhất thế giới.
Mới đây, nhiều số liệu từ trang tin Bloomberg đã được công bố và làm nhiều người bất ngờ. Các số liệu này đã so sánh Tết nguyên đán với một dịp lễ tương tự ở phương Tây khác chính là Lễ tạ ơn.
Trước hết, không phải Năm mới, không phải Giáng sinh, mà chính Lễ tạ ơn mới chính là dịp lễ lớn nhất ở thế giới phương Tây. Không chỉ riêng tại Mỹ, mà còn là nhiều nước trên thế giới khác đều đã chọn dịp lễ này là một ngày trọng đại của quốc gia mình. Như kết quả, Lễ Tạ ơn chính là dịp lễ sở hữu những thống kê về số chi tiêu của người dân, số chuyến đi du lịch xa nhà và số người quay quần bên gia đình để xem TV nhiều nhất.
Thế nhưng ở tất cả các thống kê này, Tết nguyên đán đều vượt trội so với Lễ tạ ơn. Biểu đồ dưới đây đưa ra nhiều so sánh giữa Tết nguyên đán tại riêng Trung Quốc và ngày Lễ Tạ ơn tại riêng nước Mỹ, trên các phương diện về chi tiêu, số chuyến đi du lịch xa nhà và số người xem các chương trình TV vào các dịp lễ này.
So sánh giữa Lễ Tạ ơn và Tết nguyên đán (lấy số liệu tương ứng tại Mỹ và Trung Quốc vào năm ngoái)
Cụ thể, năm ngoái, người Mỹ đã chi tiêu khoảng gần 60 tỷ USD trong 4 ngày của dịp lễ Tạ ơn. Còn ở Trung Quốc ở vào thời điểm 4 tháng sau đó, trong một kỳ nghỉ Tết kéo dài ngót ngét 1 tuần, người Trung Quốc đã chi ra tới 100 tỷ USD cho mua sắm và ăn uống tại các nhà hàng.
Một chỉ số có thể hiện rõ sự chênh lệch giữa 2 dịp lễ là những số liệu về các chuyến đi du lịch xa nhà. Do cả 2 đều là những dịp lễ dài ngày nên người dân cả ở phương Đông và phương Tây đều lựa chọn đi du lịch để tận hưởng không khí lễ Tết.
Ở Mỹ, năm ngoái đã có tổng cộng 46,3 triệu người có những chuyến du lịch xa khỏi nhà trong đợt nghĩ Lễ tạ ơn.
Còn đối với Tết nguyên đán, chỉ tính riêng ở Trung Quốc, đã có tới gần 3 tỷ người chọn những chuyến đi du lịch xa khỏi nhà để tận hưởng không khí dịp Tết, cao hơn hẳn con số 46,3 triệu người Mỹ ở trên.
Cuối cùng, phải nói đến sự chênh lệch trong số lượng người ngồi quây quần bên gia đình để xem TV được thống kê trong 2 dịp lễ Tết.
Ở Mỹ, vào mùa Lễ Tạ ơn, người ta thường quây quần bên gia đình, ăn món gà tây và xem giải bóng bầu dục cấp quốc gia Mỹ. Đây là những hình ảnh truyền thống rất “Mỹ” mà hàng triệu người Mỹ đều quen thuộc.
Một cách tương tự, ở Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia khác, dịp Tết đoàn viên cũng là lúc các chương trình truyền hình chào xuân – là một chuỗi các bộ phim, chương trình ca nhạc, hài kịch giải trí - lên ngôi.
Và đây là câu trả lời của những số liệu mới nhất : số người ngồi trước màn hình TV để xem Giải bóng bầu dục cấp quốc gia ở Mỹ trong dịp Lễ Tạ ơn vào thì thấp hơn tới 22 lần so với số người mở TV và xem các chương trình chào xuân trên đài truyền hình Trung Quốc vào năm ngoái.
Rõ ràng, những biểu đồ trên đã nhấn mạnh rất rõ đến sự chênh lệch số học giữa quy mô của Tết nguyên đán đối với Lễ tạ ơn. Thật khó để viện vào lý do về dân số trong trường hợp này bởi lẽ nếu như Tết chỉ được thấy ở Trung Quốc và vài nước châu Á lân cận thì Lễ Tạ ơn được thấy ở khắp các nước có đạo Thiên chúa, bao gồm cả Mỹ, Nga và toàn bộ châu Âu.
Vì thế, là không khoa trương khi nói rằng Tết nguyên đán chính là lễ hội lớn nhất thế giới.