Ăn dứa sống hay nấu chín, loại nào tốt cho sức khỏe hơn?
Quả dứa (thơm) là trái cây quen thuộc với nhiều người, dùng để ăn sống hay nấu chín đều hấp dẫn. Nhưng ăn theo cách nào thì tốt cho sức khỏe hơn?
Dứa có vị ngọt, thơm ngon được mọi người yêu thích.
Cùi dứa chứa 18mg vitamin C, 20mg carotene, 12mg canxi, 1,04mg mangan và 0,24mg selen trên 100 gam cùi.
Dứa cũng rất giàu carbohydrate, chất xơ, khoáng chất và axit hữu cơ. Mỗi 100 gam thịt dứa chứa 1,3 gam chất xơ không hòa tan.
Bên cạnh đó, nó chứa bromelain, có thể phá vỡ protein và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Vì vậy sau khi ăn xong bữa thịt, dứa là loại trái cây sau bữa tối rất thích hợp.
2 chất dinh dưỡng "đắt giá" nhất của quả dứa
- Lycopene
Nó là một trong những chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh nhất được tìm thấy trong thực vật trong tự nhiên. Khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ của lycopene mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt, ngăn ngừa bệnh tim mạch, cải thiện khả năng miễn dịch, trì hoãn lão hóa, ngăn ngừa và chống ung thư.
- Beta-carotene
Nó có khả năng chống oxy hóa mạnh và còn có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống ung thư... Beta-carotene cũng là một loại vitamin A quan trọng và có thể được chuyển đổi thành retinol trong cơ thể, có vai trò duy trì chức năng thị giác và sức khỏe mô biểu mô cũng như thúc đẩy chức năng miễn dịch.
Dứa sống hay nấu chín tốt cho sức khỏe hơn?
Cách ăn dứa đơn giản và phổ biến nhất là ăn sống.
Tuy nhiên, protease và glycoside trong dứa sống lại gây kích ứng niêm mạc miệng, khiến người bệnh có cảm giác tê, se và châm chích. Một số người bị dị ứng cũng có thể gặp các triệu chứng như khó chịu ở đường tiêu hóa và dị ứng da.
Vì vậy, khi ăn dứa, tốt nhất bạn nên gọt bỏ vỏ rồi ngâm trong nước muối khoảng nửa tiếng. Nhưng dù vậy, rất khó để loại bỏ hoàn toàn bromelain và một số người nhạy cảm vẫn có thể cảm thấy khó chịu.
Vì vậy, cách ăn dứa an toàn và tốt nhất là “ăn chín”.
Đun nóng dứa có thể làm biến tính và bất hoạt enzyme nên bạn sẽ không cảm thấy khó chịu.
Hơn nữa, sau khi đun nóng, chất xơ trong dứa sẽ mềm đi, từ đó làm giảm kích ứng đường tiêu hóa, phù hợp hơn với những người có chức năng đường tiêu hóa yếu.
Thịt lợn hoặc thịt bò xào dứa chua ngọt, cơm chiên dứa, gà xào dứa… đều là những lựa chọn hấp dẫn.
Dứa cũng thường được sử dụng để đóng hộp và làm mứt. Dứa làm bánh ngọt cũng rất hấp dẫn. Mùi thơm độc đáo của nó được nhiều người yêu thích.
Nguồn và ảnh: QQ, Eat This