Ấn Độ: Chỉ 1% dân số đóng thuế thu nhập

04/05/2016 11:55 AM | Kinh tế vĩ mô

Theo số liệu chính thức, Ấn Độ hiện chỉ có 1% dân số đã thực hiện nộp thuế thu nhập trong năm 2013.

Báo cáo về nghĩa vụ thuế tại Ấn Độ lần đầu tiên được công bố sau 16 năm này cho thấy chỉ có 12,5 triệu người nộp thuế thu nhập, tương đương khoảng 1% của 1,23 tỷ dân tại nước này năm 2013.

Bản báo cáo dài 84 trang đã được công bố rộng rãi sau một thời gian dài chính phủ Ấn Độ được các chuyên gia kinh tế đề nghị công khai các số liệu nhằm phục vụ công việc phân tích và dự đoán cho nền kinh tế.

Số liệu của chính phủ cũng cho thấy tỷ lệ người nộp thuế tại Ấn Độ đã tăng 25% trong khoảng 2011-2012, nhưng con số này vẫn quá ít so với tổng dân số toàn quốc.

Trong khoảng 2014-2015, số người nộp thuế đã đạt 50 triệu người, cao hơn so với mức 40 triệu cách đây 3 năm. Tuy nhiên con số này vẫn chưa đến 5% tổng dân số của Ấn Độ.

Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy tình trạng bất bình đẳng thu nhập cực kỳ gay gắt trong xã hội Ấn Độ khi một lượng lớn những người dân thuộc tầng lớp nghèo khó không đủ khả năng đóng thuế, trong khi những người giàu lại cố tình giảm mức thuế phải đóng xuống thấp nhất.

Việc không thể thu thuế một cách đầy đủ đang là một thử thách lớn với chính quyền Mumbai khi nước này cần chi tiêu nhiều cho hàng loạt những kế hoạch đầy tham vọng về cơ sở hạ tầng cũng như khoa học công nghệ.

Hiện ngân sách thu từ thuế ở Ấn Độ đang phụ thuộc quá nhiều vào các khoản thuế ngoài thuế thu nhập, như thuế VAT hay thuế dịch vụ (GST) đánh vào người dân khi họ mua bán, trao đổi hàng hóa.

Nhận ra được tình trạng này chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nên chính phủ Ấn Độ đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các khoản thuế ngoài thuế thu nhập, từ mức 5,93% trong khoảng 2008-2009 xuống 5,47% năm 2015-2016.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo Ấn Độ rằng sự bất bình đẳng trong thu nhập xã hội ngày càng tăng có thể tạo ra các rủi ro khác nhau. Tổ chức IMF cũng nhận định sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo là dấu hiệu cho thấy chính phủ Ấn Độ cần mở rộng chi tiêu phúc lợi xã hội và các dịch vụ công, đồng thời gia tăng việc thu thuế của tầng lớp giàu có.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM