Ai cũng nghĩ mua hàng miễn thuế ở sân bay là rẻ nhưng tất cả đã nhầm!

10/09/2018 08:14 AM | Xã hội

Trên thực tế, những cửa hàng ở sân bay chia làm 2 loại: Miễn thuế (Duty Free) và không miễn thuế (Duty Paid). Mặc dù cùng bày bán trong sân bay nhưng chúng lại hoạt động theo 2 hệ thống khác nhau.

Thông thường, những gian hàng miễn thuế ở sân bay hay thu hút được khách du lịch vì họ cho rằng đồ sẽ rẻ hơn mua ở các siêu thị. Thêm nữa là sự tiện lợi khi vận chuyển chúng lên máy bay.

Tuy nhiên hàng loạt nghiên cứu ở các nước cho thấy thực tế lại trái ngược hoàn toàn.

Ví dụ như ở New Zealand, các cuộc khảo sát cho thấy 2,9 triệu khách du lịch thường xuyên di chuyển ở sân bay quốc gia này đã phải mua đắt hơn so với các trang thương mại điện tử. Một lọ nước hoa bán ở sân bay New Zealand có mức giá bình quân đắt hơn 30 USD nếu mua trực tuyến trong khi nhiều mặt hàng điện tử đắt tới gần 100% so với mua ngoài.

Theo điều tra của trang PriceSpy, chỉ có 9/54 sản phẩm mà họ khảo sát tại sân bay có mức giá rẻ hơn so với mua ngoài, ví dụ như iPad. Trong khi đó, những mặt hàng như iPhone, MacBook, các dòng máy ảnh cao cấp của Canon hay nước hoa đều có mức giá cao hơn.

Một chiếc smartphone Samsung Galaxy S8 ở sân bay có giá 1.442 USD sau khi tính các chi phí, đắt hơn mức giá 803 USD được rao bán trên mạng.

Ai cũng nghĩ mua hàng miễn thuế ở sân bay là rẻ nhưng tất cả đã nhầm! - Ảnh 1.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là dù được miễn thuế nhưng các cửa hàng này ở sân bay phải trả phí để được kinh doanh và chúng đẩy mức giá sản phẩm lên cao khá nhiều so với các shop thông thường. Tệ hơn, sự bùng nổ của thương mại điện tử khiến những cửa hàng vật lý như vậy khó lòng cạnh tranh về giá.

Tương tự ở Anh, khảo sát của tờ Dailymail cho thấy nước hoa và rất nhiều mặt hàng tại các cửa hiệu miễn thuế ở sân bay đắt hơn so với bên ngoài. Ví dụ một lọ nước hoa Burberry Touch chỉ có giá 24,75 Bảng Anh thì tại các cửa hiệu miễn thuế ở sân bay, chúng được bán với giá 42,8 Bảng.

Một chiếc kính râm hiệu Bvlgari BV8144B có giá 174 Bảng ở ngoài thì lại được bán tới 207 Bảng trong sân bay.

Hiện nhiều du khách cũng đã nhận ra sự chênh lệch giá cả giữa sân bay và mua ngoài nên doanh số các cửa hàng miễn thuế trong những năm gần đây không khả quan dù lượng người đi du lịch tăng. Thêm vào đó, chi phí cho những cửa hàng ở sân bay đang ngày một cao khiến nhiều công ty bắt đầu chuyển hướng kinh doanh.

Hãng World Duty Free, chuyên kinh doanh hàng loạt những cửa hàng miễn thuế tại sân bay ở Anh đã mở dịch vụ đặt hàng online, qua đó cho phép khách chọn hàng trực tuyến trên website của hộ rồi được vận chuyển trước khi lên máy bay với mức giá mềm hơn rất nhiều do tiết kiệm địa điểm kinh doanh.

Kênh bán lẻ đặc biệt

Trên thực tế, những cửa hàng ở sân bay chia làm 2 loại: Miễn thuế (Duty Free) và không miễn thuế (Duty Paid). Mặc dù cùng bày bán trong sân bay nhưng chúng lại hoạt động theo 2 hệ thống khác nhau.

Những cửa hàng không miễn thuế là những shop bình thường chỉ đơn giản tận dụng không gian sân bay để kinh doanh. Chúng thường là những cửa hàng ăn uống hoặc bán những sản phẩm thông thường. Các doanh nghiệp đặt cửa hàng ở đây nhằm tận dụng lượng khách qua lại đông để buôn bán.

Trong khi đó, những cửa hàng miễn thuế lấy hàng nhập khẩu trực tiếp và để trong kho ở sân bay, qua đó tránh được thuế nhập khẩu cùng vài loại thuế khác. Tất nhiên, một số sản phẩm vẫn phải chịu thuế nhất định theo quy định của pháp luật nước sở tại.

Ai cũng nghĩ mua hàng miễn thuế ở sân bay là rẻ nhưng tất cả đã nhầm! - Ảnh 2.

 Bởi vậy, những cửa hàng này sẽ tốn ít chi phí hơn cho mua sản phẩm do chỉ tốn tiền trữ hàng trong kho mà không phải trả thuế, nhưng giá bán của họ lại không hề rẻ do tốn thêm tiền phí đóng cho sân bay. Mức phí thu của các sân bay trên thế giới là khác nhau. Ví dụ ở Incheon-Hàn Quốc thu phí 60-62% biên lợi nhuận gộp, Bangkok Suvarnabhumi là 65%, Singapore Changi là 70%.

Một yếu tố nữa liên quan đến chi phí của các cửa hàng này là nhân viên. Trước đây phần lớn các cửa hàng miễn thuế đều có nhân viên nhưng giờ đây dần dần họ bị thay thế bởi những nhà cung cấp sản phẩm. Hiện rất nhiều cửa hàng miễn thuế bán sô cô la, rượu hay thuốc lá có người bán là nhân viên của các nhãn hàng đó chứ không phải của doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng.

Tại sân bay Incheon, 90% nhân viên cửa hàng miễn thuế bán rượu của Lotte hay Shilla là người của nhãn hàng hoặc nhân viên hợp đồng, PG ăn hoa hồng chứ không được thuê trực tiếp. Nếu bạn mua đồ thông qua giới thiệu của nhân viên này, họ sẽ dắt bạn ra quầy thanh toán cùng với mã số của mình để được trích phần trăm.

Tất nhiên, những khách hàng tự mua tự chọn cũng chẳng rẻ hơn bao nhiêu bởi phần trăm hoa hồng được tính cho chính doanh nghiệp kinh doanh cửa hiệu.

Mặc dù nhiều mặt hàng ở sân bay đắt hơn mua ngoài nhưng kinh doanh mảng bán lẻ này cũng có cái lợi của nó. Ví dụ như ở Thái Lan, thuế nhập khẩu rượu là 500% và dù phải trả phí cho sân bay, các cửa hàng miễn thuế tại đây vẫn có lợi thế về giá hơn so với những shop ngoài.

Ai cũng nghĩ mua hàng miễn thuế ở sân bay là rẻ nhưng tất cả đã nhầm! - Ảnh 3.

Tại Hàn Quốc, nhiều báo cáo cho thấy những cửa hàng miễn thuế mặc dù chấp nhận cạnh tranh về phí để đấu thầu buôn bán trong sân bay, qua đó giảm lợi nhuận, nhưng lại tăng mạnh về doanh số. Lượng cửa hàng miễn thuế cho mỹ phẩm, nước hoa ở các sân bay Hàn Quốc đặc biệt tăng mạnh những năm gần đây do sự lan rộng của văn hóa Hàn.

Cuối cùng, dù mức giá ở các cửa hiệu sân bay không hề rẻ nhưng với tính chất di chuyển của khách hàng tại đây, việc chi thêm tiền cho những món quà hay đặc sản mang về nước là điều có thể chấp nhận được.

AB

Cùng chuyên mục
XEM