Ai cũng khuyên 'thanh niên thì đừng ngại nhảy việc', nhưng 'nhảy nhiều' liệu có phí hoài tuổi trẻ?

22/03/2018 09:17 AM | Kinh doanh

Trung bình người lao động nhảy việc 7 lần trong giai đoạn tuổi đôi mươi.

Ngày nay, những lao động trẻ thường bị chỉ trích vì không chuyên tâm làm việc và cũng thường không có ý định gắn bó lâu dài với bất kỳ công ty nào. Họ có thể nhanh chóng nhảy việc vì "công ty trả lương thấp quá", "công việc của tôi chẳng thoải mái" hay thậm chí là "đây chưa phải là chân lý, niềm đam mê của tôi".

Theo báo cáo của Pew Research, trung bình người lao động nhảy việc 7 lần trong giai đoạn tuổi đôi mươi (20 - 29). Có đến 60% người lao động đã từng nhảy việc ít nhất một lần. Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn chẳng tích lũy được kinh nghiệm gì cho con đường sự nghiệp tương lai.

Khi phỏng vấn những người ở độ tuổi 40, rất nhiều người thừa nhận rằng nhảy việc quá nhanh khi họ còn trẻ làm chậm con đường sự nghiệp của họ trong hiện tại. Thực tế cũng cho thấy nhảy việc quá nhiều cũng đem lại những rủi ro không mong muốn trong tương lai:

# 1: Bạn bỏ lỡ mất nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và thăng tiến

Nhiều người chuyển việc vì muốn tìm kiếm sự mới mẻ. Nghề nghiệp của những năm 90 mở rộng từ các ngành chính như giáo dục, luật, kế toán sang các lĩnh vực mới như truyền thông, tiếp thị, Intetnet. Nhiều sinh viên tốt nghiệp cho rằng việc có một công việc là điều bắt buộc. Họ muốn tìm một công việc phải thật mới mẻ, phải thật sáng tạo và có định hướng rõ ràng. 

Vấn đề là, khi bạn bắt đầu một công việc mới thì nó hoàn toàn không mới mẻ nữa. Rồi bỗng một ngày, khi bạn thức dậỵ lúc 30 tuổi, bạn vẫn chỉ là một nhân viên quèn. Mà trong thực tế, tầm tuổi này đáng lẽ bạn nên phải là người có trách nhiệm với những người khác.

"Tôi chuyển việc thường xuyên vì tôi nghĩ tất cả bạn bè đều có công việc tốt hơn mình. Tôi thường lý tưởng hóa rằng ‘Tôi mới 20 thôi và tôi xứng đáng được đối xử tốt hơn thế’. Tôi đã bỏ công việc kiểm thử phần mềm vì cảm thấy nó quá dơ dáy. Tôi hết làm về game thì chuyển sang nhiếp ảnh, chán làm nhà hàng thì tôi chuyển sang thời trang. Đáng ra tôi đang phải có một sự nghiệp vững vàng thì giờ đây, tôi vẫn chỉ đang là linh mới trong ngành. Trong khi đó, bạn bè tôi đa số đã làm quản lý, quyền cao chức trọng và kiếm rất nhiều tiền".

#2: Bạn bỏ lỡ cơ hội trong thực tại

Khi bạn còn trẻ, thường bạn luôn nghĩ về những điều sắp xảy ra, nhưng thường lại bỏ lỡ những gì đang diễn ra trong thực tại.

"Tôi chưa bao giờ hài lòng với công việc của mình. Tôi "đứng núi này trong núi khác" vì nghĩ rằng công việc khác, công ty khác mang lại nhiều cơ hội cho mình hơn. Tuy nhiên, tôi lại chẳng bao giờ nhìn thấy tiềm năng lớn tại công ty hiện tại và tôi đang là một phần trong công ty này. Sau đó khi chuyển việc, tôi lại nhìn thấy tiềm năng hiện hữu ở một công việc khác".

#3: Bạn bỏ lỡ cơ hội có được công việc trong mơ

Gần đây, tôi có phỏng vấn một cô gái trẻ nhưng có đến 20 công việc trong CV trong 3 năm làm việc. Khi được hỏi lý do nghỉ việc, thật đáng tiếc, câu trả lời đêu bắt đầu bằng: "Tôi không thích...". Chắc chắn vì lý do này mà cô bé sẽ mất cơ hội có được công việc đáng mơ ước.

Bạn có thể nói rằng mình cần phải khám phá xem bản thân mình muốn làm gì chứ không phải do bản thân chưa có định hướng. Nhưng việc hoàn thiện bản thân và việc lấp kín CV bằng những công việc không đem lại giá trị lại là 2 việc hoàn toàn khác nhau:

"Bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau để có thêm nhiều kinh nghiệm không phải là điều xấu. Tuy nhiên hãy cố gắng đừng làm quá nhiều thứ trong một khoảng thời gian vì nó giới hạn sự lựa chọn cúa bạn. Rồi sẽ đến một ngày, bạn sẽ phải chịu hậu quả, trừ trường hợp bạn là người có tài năng thiên phú trong việc học những kỹ năng mới".

Con người không chịu thất bại thì cũng khó có thể thành công. Bạn không cần hạn chế con đường sự nghiệp của mình quá sớm nhưng cần cố gắng tích lũy kỹ năng và niềm đam mê cho tương lai:

1. Đừng nhảy việc chỉ vì vài thứ bạn không thích.

2. Hãy nhảy việc khi bạn không học hỏi được điều gì bổ ích.

3. Nếu bạn nhảy việc thường xuyên thì cũng đừng chặt đứt đường trở về của mình. Bạn luôn cần sự đánh giá tốt của sếp và đồng nghiệp cũ về mình.

4. Hãy để ý các bộ phận khác của công ty xem liệu có không gian cho bạn khám phá và phát triển không.

5. Nếu bạn có 20 công việc thì cũng đừng viết hết vào CV, hãy chọn ra 5 công việc mang lại nhiều giá trị nhất.

6. Đừng nghỉ việc khi chưa có công việc mới. Hãy nhờ chính công việc hiện tại để tìm ra những cơ hội mới. Hãy trò chuyện với tất cả mọi người, khách hàng cũng như đồng nghiệp về những gì họ đang làm và cách họ đang thực hiện.

Ngày nay mọi chuyện khác rồi, bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng việc nhảy việc nhiều cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Tuy nhiên trước khi làm gì, hãy nghĩ về những điều bạn sẽ được và mất.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM