Ai Cập công bố cuốn sách còn nguyên vẹn từ 2.000 năm trước: Nhìn chữ “đọc vị” người viết

25/02/2023 16:00 PM | Sống

Ai Cập mới đây lần đầu chia sẻ những hình ảnh tiết lộ nội dung bên trong của cuộn giấy cói Tử thư dài 16m từ 2.000 năm trước.

Nhà chức trách Ai Cập chia sẻ những bức ảnh chụp cuốn giấy cói cổ đại, được phát hiện ở Saqqara. Theo đó, 10 bức ảnh chụp được công bố đã tiết lộ nhiều hình minh họa của các vị thần, khung cảnh ở thế giới bên kia và những ghi chép đã hơn 2.000 năm tuổi.

Ai Cập công bố cuốn sách còn nguyên vẹn từ 2.000 năm trước: Nhìn chữ “đọc vị” người viết - Ảnh 1.

Cuộn giấy cói dài 16 m vẫn còn nguyên vẹn sau hơn 2.000 năm. Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập

Trước đó, nhóm các nhà khảo cổ đã phát hiện ra cuộn giấy cói Tử thư ở bên trong một quan tài tại ngôi mộ gần Kim tự tháp bậc thang Djoser. Phát hiện này được công bố vào 14/1, nhân Ngày Khảo cổ Ai Cập. Tuy nhiên, đến nay, đây là lần đầu tiên các chuyên gia chia sẻ ảnh chụp cuộn giấy cói này với công chúng.

Trên thực tế, người Ai Cập cổ đại thường chôn Tử thư (cuốn sách của cái chết) cùng với người chết. Thế nhưng tên gọi của cuộn giấy này để chỉ những ghi chép mà người Ai Cập cổ đại cho rằng có thể dẫn dắt người chết ở thế giới bên kia.

Theo các chuyên gia, việc tìm thấy và phân tích về cuộn giấy cói dài 16 m có thể giúp làm sáng tỏ những phong tục tang lễ của người Ai Cập cổ đại. Theo ông Mostafa Waziri, tổng thư ký của Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập, đây là cuốn giấy cói đầy đủ đầu tiên được phát hiện tại Saqqara trong hơn 100 năm qua.

Dưới đây là những bức ảnh tiết lộ bên trong cuốn giấy cói đặc biệt này (Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập):

Ai Cập công bố cuốn sách còn nguyên vẹn từ 2.000 năm trước: Nhìn chữ “đọc vị” người viết - Ảnh 2.

Cuộn giấy cói hơn 2.000 năm tuổi có độ dài 16 m, được tìm thấy ở Saqqara vào tháng 5/2022. Cuộn giấy này có chứa các chương từ Tử thư.

Trong thời gian gần đây, cuộn giấy đã được khôi phục và dịch sang tiếng Arab trước khi được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo. Theo các chuyên gia, những ghi chép trên cuộn giấy được viết bằng chữ thầy tu. Kiểu chữ cũng bắt nguồn từ chữ tượng hình.

Ai Cập công bố cuốn sách còn nguyên vẹn từ 2.000 năm trước: Nhìn chữ “đọc vị” người viết - Ảnh 3.

Cuộn giấy cói này được tìm thấy trong quan tài của một người đàn ông tên là Ahmose. Cụ thể, tên gọi của người đàn ông đã được nhắc tới khoảng 260 lần trên cuộn giấy. Ông Ahmose sống vào khoảng năm 300 TCN, gần với thời gian bắt đầu của vương triều Ptolemy (sáng lập vào năm 305 TCN).

Ai Cập công bố cuốn sách còn nguyên vẹn từ 2.000 năm trước: Nhìn chữ “đọc vị” người viết - Ảnh 4.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành công việc bảo tồn để có thể mở được cuộn giấy cói.

Ngôi mộ của Ahmose nằm ở phía nam của kim tự tháp bậc thang xây cho Djoser, vị pharaoh trị vì từ năm 2630 TCN đến năm 2611 TCN ở Vương triều thứ 3. Mặc dù kim tự tháp này được xây rất lâu trước thời đại của Ahmose nhưng việc phát hiện ngôi mộ của ông tại đó lại không quá bất ngờ. Bởi người Ai Cập cổ đại thường thích được chôn ở gần kim tự tháp của các vị pharaoh đã qua đời từ lâu.

Ai Cập công bố cuốn sách còn nguyên vẹn từ 2.000 năm trước: Nhìn chữ “đọc vị” người viết - Ảnh 5.

Cuộn giấy cói này được viết bằng mực đen và đỏ. Theo các nhà nghiên cứu, chất lượng của chữ viết tiết lộ người viết là một chuyên gia.

Cuộn giấy dài 16m đã rất dài nhưng có những bản dài hơn từng được khai quật ở Ai Cập. Chẳng hạn, một cuộn giấy cói Tử thư hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Anh dài tới 37 m.

Ai Cập công bố cuốn sách còn nguyên vẹn từ 2.000 năm trước: Nhìn chữ “đọc vị” người viết - Ảnh 6.

Bức ảnh này chụp cuộn giấy cói vẫn chưa mở ở nơi trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập, Cairo.

Ai Cập công bố cuốn sách còn nguyên vẹn từ 2.000 năm trước: Nhìn chữ “đọc vị” người viết - Ảnh 7.

Những ghi chép trong cuộn giấy cói có bao gồm nhiều hình minh họa. Hình ảnh này hình như mô tả Osiris, vị thần cai quản thế giới bên kia của Ai Cập cổ đại.

Ai Cập công bố cuốn sách còn nguyên vẹn từ 2.000 năm trước: Nhìn chữ “đọc vị” người viết - Ảnh 8.

Bức ảnh mô tả chi tiết hơn về thần Osiris. Theo đó, thần Osiris ngồi trên ngai trong khi đeo vương miện Atef. Ngoài ra, còn có nhiều đồ hiến tế ở phía sau của vị thần này cùng với một nhân vật có thể là Ammit, nữ thần sẵn sàng ăn thịt bất cứ ai không xứng đáng được đầu thai theo nghi thức ở thế giới bên kia.

Ai Cập công bố cuốn sách còn nguyên vẹn từ 2.000 năm trước: Nhìn chữ “đọc vị” người viết - Ảnh 9.

Bức ảnh này mô tả về đồ cúng tế và một cặp đôi đang vái lạy các nữ thần Ai Cập. Theo các nhà nghiên cứu, cặp đôi này có thể chính là Ahmose và vợ ông. Dù nhóm nghiên cứu lại không biết nhiều về Ahmose nhưng họ suy đoán rằng người đàn ông này đủ giàu có để được ghi chép tỉ mỉ trong Tử thư.

Ai Cập công bố cuốn sách còn nguyên vẹn từ 2.000 năm trước: Nhìn chữ “đọc vị” người viết - Ảnh 10.

Bức hình cho thấy một số cảnh minh họa của Tử thư. Cụ thể, ở góc ngoài cùng bên trái, có hình ảnh mộ con bò được dắt đi đâu đó. Nó có thể là vật cúng tế. Bên cạnh đó, còn có nhiều ảnh mô tả về những chiếc thuyền, có thể chúng được dùng để chở người ở thế giới bên kia.

Ai Cập công bố cuốn sách còn nguyên vẹn từ 2.000 năm trước: Nhìn chữ “đọc vị” người viết - Ảnh 11.

Bức ảnh này chụp cận cảnh cho thấy hình nữ thần Ammit ngồi trước thần Osiris. Trong thần thoại Ai Cập, trái tim của người chết được cân với chiếc lông của Maat, vị thần tượng trưng cho sự thật, công lý và trật tự. Nếu người chết làm nhiều việc xấu ở trong đời, trái tim của họ sẽ nặng hơn sợi lông đặc biệt này và Ammit sẽ ăn thịt họ.

Theo Minh Hằng

Cùng chuyên mục
XEM