9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ

30/10/2024 21:45 PM | Sức khỏe

Tiết kiệm sai cách không chỉ không giữ được tiền mà còn khiến bạn "tiền mất tật mang".

Việc cảm thấy tiếc và không nỡ vứt bỏ 1 món đồ nào đó trong nhà là điều dễ gặp, nhất là với người già hay những người có tính tiết kiệm. Tuy nhiên, có những thứ thực sự không nên dùng lâu vì chúng lại thủ phạm âm thầm gây hại cho sức khoẻ của gia đình, điển hình như 9 món đồ dưới đây. 

1. Chai nhựa

Tái chế chai nhựa là hành động được khuyến khích để bảo vệ môi trường. Việc vứt bỏ chai nhựa trông sạch sẽ đi cũng khiến nhiều người thấy tiếc vì nghĩ rằng có thể tận dụng chúng để đựng thứ khác như ngũ cốc, dầu ăn... vẫn hợp lý vì vừa kín, vừa dễ nhìn.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 1.

Tuy nhiên, thực tế là không phải chai nhựa nào cũng có thể dùng để đựng thứ khác. Một số chai nhựa bạn mua về sẽ có cảnh báo: "Chỉ dùng 1 lần, không tái sử dụng". Lý do là đa phần các chai nhựa đều được làm từ chất liệu PET có thể giải phóng chất phụ gia độc hại sau thời gian dài sử dụng. 

Nhất là nếu chai nhựa đang dùng để đựng nước mà bạn tái sử dụng để đựng dầu ăn thì lượng hóa chất độc hại (phthalates) có thể tăng gấp nhiều lần và dễ dàng xâm nhập vào thực phẩm, ảnh hưởng sức khỏe.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 2.

Chưa kể nhiều chai nhựa còn chứa kim loại antimony - chất có thể giải phóng khi tiếp xúc với môi trường axit hoặc kiềm, gây rối loạn chuyển hóa cho cơ thể.

Vậy tại sao các loại dầu ăn hay nước tương vẫn được đóng trong chai nhựa?

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 3.

Đó là vì những chai này được thiết kế đặc biệt, có khả năng chịu được axit hoặc dầu mỡ mà không gây tương tác hóa học, giúp bảo đảm an toàn khi đựng những loại thực phẩm này. Phần lớn chúng cũng có ký hiệu tam giác ở đáy chai (biểu thị khả năng tái chế), nghĩa là có thể tái sử dụng sau khi được xử lý đúng cách, chứ không phải tự tái sử dụng tại nhà.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 4.

2. Nồi cơm điện cũ

Nồi cơm điện ở nhà sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị bong lớp phủ chống dính. Vì vẫn nấu cơm được bình thường nên nhiều gia đình tiếp tục sử dụng cho đến khi hỏng hoặc cũ hẳn.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 5.

Tuy nhiên, điều này lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khoẻ đáng lo ngại. Bởi vì lớp chống dính khi bong tróc sẽ giải phóng các hóa chất độc hại (như PFOA) vào thực phẩm. Ngoài ra, lòng nồi thường được làm từ nhôm nên khi lớp phủ bị hỏng, nhôm có thể thôi nhiễm vào thức ăn, lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh và xương của các thành viên gia đình.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 6.

Để giảm thiểu tác động kép từ lớp chống dính và nhôm, bạn nên tránh sử dụng nồi cơm điện bị bong tróc lớp phủ. Ngay cả khi lớp chống dính bị hỏng chỉ một chút cũng cần chú ý không nấu các món có tính axit để hạn chế việc nhôm bị thôi nhiễm ra thức ăn.

Ngoài ra, từ góc độ vệ sinh, lớp chống dính của nồi cơm điện bị bong tróc khiến nồi dễ bị dính thức ăn, khó vệ sinh và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. 

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 7.

Lõi nồi cơm bị hỏng không có nghĩa là nồi cơm điện cũng hỏng theo. Nếu ngại thay cả nồi cơm thì bạn chỉ cần bỏ ra 1 khoản tiền nhỏ hơn để thay lõi nồi là được.

3. Dụng cụ ăn uống cũ, kém chất lượng

Nhiều bộ dụng cụ ăn uống kém chất lượng lại có vẻ ngoài bắt mắt, đẹp đẽ, được bày bán với giá rẻ để dễ dàng thu hút người tiêu dùng.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 8.

Chẳng hạn như đồ gốm sứ sẽ có 2 kiểu: lên màu rồi mới nung thì màu bền hơn và khó bị bong tróc, còn nung xong mới lên màu thì dễ bong tróc trong quá trình sử dụng hơn, dễ ảnh hưởng không tôt đến sức khoẻ. Tuy nhiên, vì cách làm thứ 2 tiết kiệm nhiều chi phí hơn nên được nhiều nhà sản xuất áp dụng và bán tràn lan, bạn dùng những sản phẩm như vậy chính là làm tăng nguy cơ để kim loại nặng xâm nhập vào thực phẩm.

Những tác hại của việc này bạn thường không thấy ngay lập tức. Chỉ khi sử dụng lâu dài mới bắt đầu xuất hiện các tác động xấu đến hệ thần kinh, thận và các cơ quan khác. Đặc biệt là chì trong những món đồ này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em, thậm chí là gây chậm phát triển trí tuệ.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 9.

Làm sao để chọn đồ gốm an toàn?

Một nguyên tắc luôn đúng là khi không biết chọn gì, hãy chọn những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia. Tiêu chuẩn quốc gia về an toàn thực phẩm cho sản phẩm gốm sứ tiếp xúc với thực phẩm không chỉ kiểm tra tính chất vật lý và hóa học mà còn yêu cầu nhãn mác rõ ràng như tên tuổi, chất liệu, nhà sản xuất, địa chỉ, thông tin liên hệ và ngày sản xuất.

Nói cách khác, chỉ những sản phẩm có nhãn mác, đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia mới được coi là an toàn và tiếp xúc được với thực phẩm.

Ngoài việc chú ý khi mua sắm, bạn cũng nên kiểm tra lại dụng cụ ăn uống hiện có trong nhà theo cách này.

4. Khăn cũ

Rất nhiều người không thay khăn tắm cho đến khi khăn rách, không thể sử dụng được nữa.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 10.

Tưởng không hại nhưng tìm hiểu mới biết là hại không tưởng. Một trong những vấn đề phổ biến là khăn trở nên cứng đơ do các ion canxi và magie tích tụ trên khăn, cùng với dầu mỡ, sắc tố và vi khuẩn bám dính tạo thành lớp màng sinh học (nhà của vi khuẩn). Dù có giặt sạch đến đâu thì cũng không thể loại bỏ hoàn toàn những thứ này.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 11.

Ngoài ra, khăn cũ còn bốc mùi khó chịu. Trong quá trình sử dụng, khăn sẽ tiếp xúc với dầu nhờn và tế bào chết trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi số lượng vi khuẩn đạt đến mức nhất định, thừng là sau 2 tháng sử dụng, khăn sẽ bắt đầu có mùi hôi. 

Vì vậy, bạn nên tạo thói quen thay khăn định kỳ. Nếu không, khăn có thể trở thành ổ vi khuẩn, từ đó lây lan sang mặt, gây ra tình trạng viêm da và các vấn đề khác.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 12.

5. Quần lót đã mặc trên sáu tháng

Dù đã nghe nhiều khuyến cáo là nên thay đồ lót định kỳ 6 tháng 1 lần nhưng ít ai làm theo được. Đơn giản là vì thấy vẫn còn mới, sử dụng tốt nên không nỡ vứt bỏ. 

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 13.

Tuy nhiên, quần lót cũng gặp phải vấn đề tương tự như khăn tắm: Trở thành nơi chứa vi khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe. 

Bên cạnh vấn đề vệ sinh thì cảm giác thoải mái cũng bị giảm đi. Sau vài tháng sử dụng, quần lót có thể bị biến dạng, đổi màu và giảm độ đàn hồi khiến bạn cảm thấy khó chịu khi mặc như rộng quá hoặc bó sát quá. 

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 14.

Hơn nữa, khả năng thấm hút mồ hôi cũng giảm theo thời gian sử dụng, và đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý. Vì vậy, so với vấn đề sức khỏe thì việc bỏ ra vài chục nghìn để thay quần lót mới thực sự không đáng kể.

6. Dép PVC

Khi mua dép, nhiều người có suy nghĩ là dùng hỏng thì thay mới được ngay nên không để ý đến chấ lượng. Đó là lý do họ thường mua dép PVC - loại rẻ tiền.

Ai đã từng sử dụng đều biết loại dép này rất cứng, dễ bốc mùi hôi. Hơn nữa, dép PVC cực dễ bị bám bẩn, thậm chí chất bẩn còn bám sâu vào dép mà không thể vệ sinh sạch được. 

Nguyên nhân gây ra những vấn đề này chính là đặc điểm hạn chế của chất liệu PVC. Với các lỗ khí lớn, dép PVC tạo cảm giác cứng khi đi. Khi sử dụng lâu, mồ hôi và dầu từ chân sẽ thấm vào các lỗ khí này, tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí sinh sôi nảy nở, từ đó gây ra mùi hôi, vết bẩn mà không thể làm sạch.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 15.

7. Giấy ăn rẻ tiền

Người ta hay nói "tiền nào của nấy". Giấy ăn rẻ tiền thường kém chất lượng vì một số lý do sau:

- Nguyên liệu kém: Giấy ăn giá rẻ thường được làm từ bột giấy tái chế hoặc bột giấy không đạt tiêu chuẩn, có thể chứa tạp chất hoặc hóa chất độc hại. 

- Quy trình sản xuất: Các nhà sản xuất giấy giá rẻ thường sử dụng quy trình sản xuất không đạt tiêu chuẩn, dẫn đến giấy không đồng nhất về độ dày và độ bền, dễ rách và thấm nước kém. 

- Hóa chất xử lý: Giấy rẻ tiền có thể chứa hóa chất tẩy trắng và chất bảo quản không an toàn cho sức khỏe, gây ra nguy cơ nhiễm độc cho người sử dụng. 

- Khả năng thấm hút kém: Giấy ăn kém chất lượng thường không thấm hút tốt, dễ bị rách khi tiếp xúc với chất lỏng hoặc dầu mỡ, khiến việc sử dụng không hiệu quả. 

- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Việc sử dụng giấy ăn không đạt tiêu chuẩn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như dị ứng hoặc nhiễm khuẩn, do giấy không đảm bảo vệ sinh.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 16.

Vì những lý do này, bạn đầu tư vào giấy ăn 1 chút sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và mang lại trải nghiệm sử dụng tốt hơn. Bởi vì đây là món đồ ai cũng cần dùng hàng ngày, không chỉ lau bàn ghế, đồ dùng mà còn lau tay, lau mặt của bạn nữa đấy.

8. Cốc nước PC

Cốc nước làm bằng nhựa PC (Polycarbonate) đang trở thành mối lo ngại đối với sức khỏe, và có một số lý do rõ ràng cho điều này:

- Giải phóng hóa chất độc hại: Cốc nước PC có khả năng chịu nhiệt thấp, chỉ khoảng 80°C. Khi đựng nước nóng có thể giải phóng một hóa chất độc hại gọi là bisphenol A (BPA) làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 17.

- Không chịu được axit và kiềm: Cốc này cũng không có khả năng chịu đựng tốt các loại đồ uống có tính axit như nước trái cây hay nước ngọt. Đựng những thứ nước này có thể dẫn đến việc cốc bị ăn mòn và giải phóng thêm chất độc vào thức uống.

- Xuống cấp nhanh: Khi cốc PC tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng bị xuống cấp. Trong quá trình xuống cấp, cốc có thể giải phóng thêm nhiều hóa chất độc hại vào nước.

Vì vậy, cho dù bạn nhận được cốc này miễn phí hay mua với giá rẻ, tốt nhất là không nên sử dụng để đảm bảo sức khỏe. Thay vào đó, hãy lựa chọn các loại cốc làm từ chất liệu an toàn hơn như thủy tinh hoặc inox.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 18.

9. Thực phẩm có hạn sử dụng ngắn 

Nhiều người có thể không để ý rằng hạn sử dụng của một số thực phẩm thực chất chỉ là thời gian đảm bảo hương vị tốt nhất chứ không phải là dấu hiệu cho thấy thực phẩm đã hỏng. Tuy nhiên, với những loại thực phẩm có hạn sử dụng ngắn như thịt đông lạnh, rau củ, trái cây..., điều này lại khác.

9 món đồ người tiết kiệm hay giữ lại là thủ phạm âm thầm bào mòn sức khoẻ- Ảnh 19.

Đó là vì các thực phẩm này thường không chứa chất bảo quản hay thành phần giữ tươi lâu. Do đó, thời hạn sử dụng trở thành một mốc thời gian quan trọng vì khi đã hết "date" thì khả năng cao cũng bị biến chất như hư hỏng, mất giá trị dinh dưỡng, phát triển vi khuẩn, thay đổi hương vị...


Nguồn: post.smzd

 

Theo Lam Phương

Cùng chuyên mục
XEM