9 điều cấm kỵ khi nói chuyện mà người EQ thấp hay mắc phải, rất dễ làm mất lòng người khác!
Người EQ cao sẽ biết điều gì nên nói, điều gì không nên nói.
Dù trong công việc hay cuộc sống, EQ đều giữ một vai trò vô cùng quan trọng. EQ cao thực chất là biết cách nói chuyện, khiến lời nói trở nên dễ nghe, không để lộ chút sơ hở nào. Ngược lại, EQ thấp nghĩa là không biết nói chuyện, dễ nói ra những lời gây họa, làm tổn thương người khác, điều quan trọng nhất là dễ phạm phải những điều cấm kỵ khi giao tiếp.
Dưới đây là 9 điều cấm kỵ khi nói chuyện với người khác, một khi vi phạm sẽ dễ làm mất lòng người khác.
1. Làm như không có ai xung quanh
Dù là ở nơi đông người hay giao tiếp một đối một, khi nói chuyện cũng cần chú ý đến cảm xúc của người khác, không thể coi thường người khác. Một số người một khi đã nói chuyện mê say, sẽ tự do bàn luận mà không cân nhắc đến cảm xúc của người khác. Điều này đương nhiên sẽ khiến đối phương cảm thấy bị xúc phạm, phật lòng.
2. Nói huyên thuyên
Khi nói chuyện cần có chừng mực, biết dừng đúng lúc. Bạn phải bày tỏ quan điểm của mình nhưng cũng phải im lặng kịp thời để người khác có cơ hội được lên tiếng. Đừng huyên thuyên không ngưng, không cho ai chen lời, vì điều này sẽ dễ khiến người khác thấy phát ngán.
3. Nói về chủ đề không phù hợp
Khi nói chuyện, chủ đề nên làm cho người ta cảm thấy vui vẻ, không nên có quá nhiều than phiền, cũng cần tránh những chủ đề không thích hợp, như bệnh tật, cái chết, tai họa, mê tín và một số chuyện phi lý kỳ quái… Nếu không thực sự cần thiết, thì tốt nhất không nên nói.
4. Nói những điều liên quan đến chuyện riêng tư
Ví dụ như vấn đề hôn nhân của đối phương, thu nhập, tình hình tài sản và các vấn đề khác liên quan đến đời sống cá nhân, đều thuộc về quyền riêng tư của một người. Một số người có thể không quan tâm, mặc ai nói gì thì nói nhưng phần lớn mọi người rất coi trọng, không muốn người khác đụng chạm vào, nếu không, sẽ được coi là thiếu tôn trọng đối phương.
5. Thích cãi vã
Tranh luận hợp lý tất nhiên là có lợi, nhưng cần giữ thái độ bình tĩnh, không nên có thành kiến. Bạn không nên chế nhạo, nói lời cay độc hay thậm chí sử dụng ngôn từ làm tổn thương người khác, nếu không sẽ dễ trở thành cãi vã và xúc phạm đến người khác.
6. Nói năng bất cẩn
Một số người quá tự cao, nói chuyện một cách vô tư và bất cẩn, thoải mái nói những điều nên và không nên nói mà không hề suy nghĩ. Nếu bạn nói những điều không nên nói một cách bất cẩn, một là dễ bị người khác bắt thóp, hai là dễ làm tổn thương người khác. Bằng cách, bạn hoặc là làm tổn thương người khác, hoặc là làm tổn thương chính mình, rõ ràng cả hai lựa chọn đều không mang lại lợi ích gì.
7. Không tập trung
Khi giao tiếp với người khác, bạn nên duy trì hoặc thậm chí buộc bản thân phải tập trung. Ngay cả khi bạn không muốn lắng nghe hoặc có suy nghĩ khác, hãy cố gắng đừng thể hiện điều đó ra ngoài. Nhìn xung quanh, nhìn trái nhìn phải, liên tục tránh ánh mắt. nhìn đồng hồ… đều là dấu hiệu của sự không tập trung và cũng là biểu hiện của việc thiếu tôn trọng người khác.
8. Nội dung trùng lặp
Chủ đề dù có thú vị đến mấy cũng không thể chịu nổi sự lặp lại. Có câu "nói đi nói lại ba lần nhạt như nước". Ngay cả khi thực sự không có nội dung phù hợp để nói, cũng không nói đi nói lại nội dung cũ, im lặng một lúc hoặc giao quyền nói chuyện cho đối phương, tất cả đều tốt hơn là lặp lại những lời sáo rỗng.
9. Đặt câu hỏi không đúng cách
Nếu đối phương không muốn nói về một số chủ đề hoặc cảm thấy phản cảm khi bạn nhắc đến chủ đề đó thì tốt nhất bạn không nên tiếp tục hỏi. Bạn nên dừng lại kịp thời và nếu cần thiết thì đừng ngại xin lỗi đối phương vì đã nhắc đến chủ đề đó.