8 cuốn sách mà người càng thông minh càng thích đọc

30/05/2020 11:15 AM | Sống

Đọc sách không chỉ cho thấy tầm nhìn và dung mạo tinh thần của một người, mà nhiều hơn, nó còn quyết định “vận may” của một người. Càng là người thông minh, càng biết dành thời gian đi xây dựng “hệ thống tư duy cá nhân” của mình thông qua đọc sách.

Người đọc sách và người không đọc sách khác nhau ở đâu?

Để tôi chia sẻ với bạn một số liệu thực tế:

Người Do Thái đứng đầu thế giới về số lượng đầu sách đọc mỗi năm, một người một năm đọc trung bình 64 cuốn sách. Kể từ khi thành lập giải thưởng Nobel, người Do Thái đã giành được tổng cộng 20% ​​giải hóa học, 25% giải vật lý, 27% giải sinh học và y học, giải thưởng kinh tế chiếm 41%, giải thưởng văn học là 12% và cũng giành chiến thắng hơn 1/3 giải Pulitzer, hơn 1/3 giải Oscar.

Và, người Do Thái chỉ chiếm 0,3℅ dân số thế giới.

Một quốc gia yêu thích đọc sách là tự nhiên sẽ xuất sắc.

Những người không đọc sách mà có được một vài thành tích nhỏ sẽ không thể nhận ra những thành tựu lớn hơn có được khi đọc sách.

Đọc sách không chỉ cho thấy tầm nhìn và dung mạo tinh thần của một người, mà nhiều hơn, nó còn quyết định "vận may" của một người.

Càng là người thông minh, càng biết dành thời gian đi xây dựng "hệ thống tư duy cá nhân". Ngày hôm nay, tôi muốn giới thiệu tới các bạn 8 cuốn sách, mỗi cuốn sách có thể cho phép bạn suy nghĩ và có những cải thiện dựa trên những góc độ khác nhau.

01

"Worldviews: an introduction to the history and philosophy of science"

Tạm dịch: "Thế giới quan"

Tác giả: Richard DeWitt

Lý do giới thiệu: "Nếu mỗi ngày bạn chỉ đọc những cuốn sách mà mình có thể hiểu, vậy thì bạn chỉ có thể biết tới thế giới quan của bản thân", cái gọi trưởng thành và phát triển, chính là dùng "thế giới quan" để nâng cao nhận thức.

Cuốn sách này khá phổ biến với những người trẻ tuổi ở Hoa Kỳ. Đây là một cuốn sách triết học khoa học cho phép mọi người mở mang đầu óc, rèn luyện tư duy và phát triển bản thân. Cuốn sách giới thiệu các vấn đề cơ bản của triết học khoa học và lịch sử khoa học, chẳng hạn như thế nào là chân lý, sự kiện mang tính triết học hay khái niệm…

Khoa học mang đến cho chúng ta không chỉ kiến ​​thức mà còn cả một hệ thống nhận thức mới, chẳng hạn như sự chuyển đổi từ thế giới quan của Aristotle sang thế giới quan của Newton. Cuốn sách cũng thảo luận về tác động và thách thức của sự phát triển khoa học hiện đại đối với thế giới quan, đặc biệt là các lý thuyết tương đối, cơ học lượng tử và lý thuyết tiến hóa.

Cuốn sách này thảo luận về khoa học phương Tây trong hai nghìn năm, khám phá nguồn gốc của khoa học và bản chất của tư duy. Đây là lịch sử và triết lý của khoa học mà mỗi người hiện đại cần đọc và hiểu, giúp người đọc xây dựng một thế giới quan chính xác cho mình.

8 cuốn sách mà người càng thông minh càng thích đọc - Ảnh 1.

02

"What Intelligence Tests Miss: The Psychology of Rational Thought"

Tạm dịch: "IQ vượt trội"

Tác giả: Keith E.Stanovich

Lý do giới thiệu: IQ cao đồng nghĩa với việc có thể đưa ra những quyết sách đúng đắn và tuyệt vời ư? Sai!

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thông minh không khác gì những người bình thường trong việc đưa ra các quyết định chính xác, và thậm chí đôi khi còn là như này: các nhà toán học mua số lượng lớn cổ phiếu tiếp tục giảm trong tình trạng xấu, và cuối cùng tiêu hết sạch tài khoản dự trữ của mình; các chuyên gia giáo dục đến Mexico để tìm gặp các bác sĩ dân gian thay vì các phương pháp y học đã được kiểm nghiệm khoa học; giáo sư lịch sử ở đại học tham gia giáo phái; giáo viên cấp hai lôi kéo bạn bè đồng nghiệp bán hàng đa cấp…

Hầu hết mọi người đều cho rằng "giỏi tư duy" bao gồm phán đoán và ra quyết định khôn ngoan, nhưng các bài kiểm tra IQ phổ biến hoàn toàn không đánh giá được khả năng phán đoán và ra quyết định của từng cá nhân.

Muốn có một cuộc sống tốt hơn, muốn đạt được mục tiêu nào đó, chỉ có IQ cao thôi là chưa đủ, bạn còn cần có một sự lý tính cao độ. Và chỉ số lý tính lại hoàn toàn có thể được nâng cao qua quá trình học hỏi.

8 cuốn sách mà người càng thông minh càng thích đọc - Ảnh 2.

03

"Critical Thinking"

Tạm dịch: "Công cụ tư duy mang tính phê phán"

Tác giả: Richard W. Paul

Lý do giới thiệu: Cuốn sách này cung cấp cho độc giả những công cụ trí tuệ cần thiết cho việc học tập suốt đời, sự lý tính và tính kỷ luật tự giác.

Tư duy mang tính phê phán không phải là một thuật ngữ trừu tượng xa xôi so với cuộc sống, làm chủ được nó, bạn có thể kiểm soát cách suy nghĩ của mình, trở thành một nhà tư tưởng khôn ngoan hơn, tự mình nắm bắt sự nghiệp và cuộc sống của bản thân, thậm chí nắm bắt cảm xúc của chính mình. Dần dần, bạn sẽ không còn bị người khác tác động, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân.

Tư duy phê phán là năng lực mà nhiều các công ty sáng tạo chẳng hạn như Huawei hay Samsung cần tới. Cuốn sách được sử dụng trong hơn 300 trường đại học tại Hoa Kỳ. Giáo dục học đường đơn thuần sẽ không dạy bạn phương pháp tư duy phê phán, từ đó mở mang đầu óc và nâng cao khả năng cạnh tranh cốt lõi của những tài năng sáng tạo trong tương lai.

8 cuốn sách mà người càng thông minh càng thích đọc - Ảnh 3.

04

"Asking the Right Questions"

Tạm dịch: "Học cách đặt câu hỏi"

Tác giả: Neil Browne và Stuart M. Keeley

Lý do giới thiệu: Nếu các doanh nghiệp ở quê bạn hạn chế sản xuất và ngừng sản xuất do ngăn chặn khói bụi, bạn sẽ ủng hộ hay phản đối? Nếu tàu điện ngầm trong thành phố của bạn nâng cấp các thủ tục an ninh vì lý do an ninh, bạn sẽ hợp tác hay tức giận? Nhiều chuyên gia nói rằng thị trường chứng khoán sẽ giảm, giá nhà sẽ tăng dữ dội, bạn tin ai? Đằng sau tất cả những câu hỏi này, quan điểm của bạn là gì? Lý do của bạn là gì? Bạn có bằng chứng vững chắc nào để chứng minh điều đó?

Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới ồn ào, hối hả, được bao quanh bởi thông tin tràn ngập mọi lúc, lớn thì là xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, nhỏ là các quyết định của cuộc sống cá nhân, nếu bạn thiếu lập trường và phán đoán độc lập, bạn chỉ có thể chấp nhận quan điểm của người khác

Dù các chuyên gia có nói lọt tai tới đâu, thì chúng ta cũng cần phải dựa vào bộ não của mình kích thích tư duy phê phán, đặt ra câu hỏi mấu chốt, để những ý kiến ​​tranh cãi trở nên rõ ràng. Tư duy phản biện lại vấn đề mới là phương pháp đúng đắn đối phó với thế giới nhiễu loạn ngày nay.

8 cuốn sách mà người càng thông minh càng thích đọc - Ảnh 4.

05

"The way of nowhere"

Tạm dịch: "Sáng tạo từ bên trong"

Tác giả: John Nicholas Udall và Nic Turner

Lý do giới thiệu: Thường thường thì chúng ta cần phải tìm một điểm đột phá từ bên trong để từ đó phá cách ra bên ngoài. Làm thế nào để tìm ra những đột phá sáng tạo từ bên trong các cá nhân và tổ chức, từ đó phá vỡ xiềng xích của các quy tắc truyền thống? Tác giả đưa ra "tám vấn đề mang tính đột phá" trong cuốn sách. Những vấn đề này có thể giúp các cá nhân, nhóm và hệ thống xã hội quy mô lớn khám phá sức mạnh vô hình của họ từ bên trong, đạt được một cái nhìn hệ thống hoàn chỉnh để thay đổi, phát triển và biến đổi.

Mục đích của cuốn sách này là để thúc đẩy vòng tuần hoàn tích cực của động lực và sự đổi mới trong chính mọi người, tăng cường hơn nữa khả năng nhận thức và hiểu biết của họ, giúp mọi người tìm cách chuyển đổi hiểu biết thành các hình thức sáng tạo, từ đó khơi dậy cảm hứng cho mọi người xung quanh, hình thành sự khích lệ lẫn nhau cho toàn bộ tổ chức, hiện thực hóa sự đổi mới được thúc đẩy từ bên trong.

8 cuốn sách mà người càng thông minh càng thích đọc - Ảnh 5.

06

"True Professionalism: The Courage to Care about Your People, Your Clients, and Your Career"

Tạm dịch: "Chủ nghĩa chuyên nghiệp"

Tác giả: David H. Maister

Lý do giới thiệu: Ai cũng cần trang bị cho mình chủ nghĩa chuyên nghiệp, đặc biệt là những người làm trong các ngành dịch vụ chuyên nghiệp.

Thế nào là chủ nghĩa chuyên nghiệp? Chuyên nghiệp không liên quan tới học lực, ngành công nghiệp hay vị trí của bạn trong ngành. Nó chỉ bao gồm niềm tự hào của bạn trong công việc, sự theo đuổi sự chất lượng cao và sự quan tâm tích cực đến khách hàng. Chuyên nghiệp là một thái độ, không phải là một loại kỹ năng. Chuyên nghiệp không phải là một nhãn hiệu mà bạn tự đặt ra cho mình, mà là sự đánh giá tới từ những người khác.

Tác giả phân tích làm thế nào để đạt được sự chuyên nghiệp từ ba quan điểm của cá nhân, công ty và khách hàng, đồng thời đưa ra một loạt các đề xuất kinh doanh hiệu quả, như làm thế nào để đảm bảo phát triển nghề nghiệp ở tốc độ tối đa, làm thế nào để các công ty dịch vụ chuyên nghiệp tăng giá trị gia tăng… Cuốn sách giải thích một cách toàn diện về cách mà sự chuyên nghiệp có thể mang lại hạnh phúc và cải thiện cho chính bản thân chủ thể, làm thế nào để nền tảng của công ty bền vững và lâu dài, và làm thế nào để đảm bảo và cải thiện sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của mình.

8 cuốn sách mà người càng thông minh càng thích đọc - Ảnh 6.

07

"An Introductory View of Management"

Tạm dịch: "Giới thiệu tổng quan về quản lý"

Tác giả: Peter Drucker

Lý do giới thiệu: Quản lý là gì? Doanh nghiệp là gì? Tôn chỉ và sứ mệnh của doanh nghiệp là gì? Ai là người tiêu dùng, khách hàng của doanh nghiệp? Làm sao để tư duy nghiệp vụ doanh nghiệp? Làm sao để tạo ra hiệu quả tốt trong công việc?...

Kiến thức quản lý cổ điển bắt nguồn từ thực tiễn, từ vĩ mô đến vi mô, giúp bạn nắm vững logic cơ bản của "quản lý". Cuốn sách là một kho báu vô tận khiến người ta nhớ và muốn đồng hành suốt đời.

Học về quản lý hiện đại theo hệ thống Drucker, mỗi chương đặt ra các câu hỏi để giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất chính của quản lý.

8 cuốn sách mà người càng thông minh càng thích đọc - Ảnh 7.

08

"The Evolution of Everything: How Ideas Emerge"

Tạm dịch: "Thuyết tiến hóa của vạn vật"

Tác giả: Matthew White Ridley

Lý do giới thiệu: Thế giới tự nhiên không tồn tại bản thiết kế trước, mọi thứ bắt nguồn từ sự sinh trưởng tự nhiên. Đạo đức, chính trị, kinh tế, khoa học, kĩ thuật cũng tuân theo logic tiến hóa tương tư.

Vì sao chế độ hôn nhân một vợ một chồng thay thế các chế độ hôn nhân khác để trở thành chủ lưu?

Tại sao các khái niệm khoa học lại nổi lên từ doanh nghiệp tư nhân?

Tại sao khuyến khích sáng tạo lại chưa bao giờ mang lại sự đổi mới?

8 cuốn sách mà người càng thông minh càng thích đọc - Ảnh 8.

Vì sao chủ nghĩa trọng nông (cho rằng nguồn gốc thuần túy của sự giàu có của mỗi quốc gia là từ sản xuất nông nghiệp hay các dạng phát triển đất đai khác) lại phải nhường đường cho chủ nghĩa trọng thương? (một ứng dụng thực hành giả thuyết kinh tế, được sử dụng rộng rãi ở châu Âu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, thúc đẩy việc chính quyền điều phối nền kinh tế quốc gia với mục đích làm tăng quyền lực nhà nước đó bằng việc làm suy giảm sức mạnh của các nước đối địch)

Tại sao Trung Quốc cải cách và mở cửa thành công, nhưng cải cách của nhiều quốc gia khác lại bị đình trệ?

Tại sao điều tiết khống chế của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ ngược lại lại gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính?

Regina

Cùng chuyên mục
XEM