8 chủ nhân giải Nobel cùng 362 nhà kinh tế đồng loạt ký tên phản đối Donald Trump
Họ nêu ra 13 luận điểm trong đó có việc Trump lừa dối công chúng và làm giảm lòng tin đối với các tổ chức công cộng quan trọng ở nước Mỹ.
Bức thư phản đối Trump trở thành tổng thống Mỹ được đăng trên Wall Street Journal cách đây vài ngày có đoạn: "Chúng tôi, các nhà kinh tế, đại diện từ nhiều lĩnh vực khác nhau và cùng thống nhất phản đối Donald Trump. Chúng tôi cho rằng các cử tri nên tìm ứng viên khác Trump vì những lý do sau đây:
- Trump làm giảm lòng tin trong các tổ chức công cộng quan trọng chuyên thu thập và phổ biến thông tin về nền kinh tế, chẳng hạn như Cục Thống kê Lao động bằng cách truyền bá thông tin sai lệch về công việc của các tổ chức này.
- Ông ta lừa dối cử tri ở các bang như Ohio, Michigan bằng cách khẳng định rằng việc đàm phán lại NAFTA (Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ) hay việc áp đặt thuế với Trung Quốc sẽ tăng đáng kể việc làm trong sản xuất. Trên thực tế, việc làm trong sản xuất đã giảm từ những năm 1970 và chủ yếu liên quan đến tự động hóa, không phải thương mại.
- Ông ấy tuyên bố bảo vệ công nhân sản xuất trước kia nhưng không có kế hoạch cụ thể để hỗ trợ họ chuyển đổi sang lĩnh vực nhận được khoản bồi thường tốt. Thay vào đó, ông ấy chuyển sang thảo luận về các chính sách. Các chính sách này bỏ qua cả những tiến bộ công nghệ và lợi ích của thương mại quốc tế.
- Ông ấy lừa dối công chúng bằng cách khẳng định rằng nền sản xuất của Mỹ đã giảm. Vị trí và thành phần sản phẩm trong sản xuất đã thanh đổi nhưng năng suất đã gấp đôi ở nước Mỹ từ năm 1980.
- Ông ta dự đoán sai rằng thương mại là phép toán không mang lại kết quả và sự bền bỉ của các nhà đàm phán chỉ gây ra thâm hụt thương mại mà thôi.
- Ông ấy lừa dối công chúng bằng cách đưa ra phán đoán sai về các hiệp định thương mại đang làm giảm thu nhập và tài sản quốc gia. Mặc dù, những thành quả đạt được chưa được phân chia công bằng và điều này là nội dung thảo luận quan trọng, cả tài sản và thu nhập đã tăng đáng kể ở nước Mỹ kể từ những năm 1980.
- Ông ấy đã làm giảm tầm quan trọng của các cuộc đối thoại quốc gia với lý do rằng việc loại bỏ Cơ quan Bảo vệ Môi trường, Sở Giáo dục sẽ có thể giảm thâm hụt tài chính. Một giải pháp đáng tin cậy sẽ đòi hỏi sự gia tăng về doanh thu thuế hoặc giảm trong các ngành an sinh xã hội hoặc quốc phòng..."
Hillary Clinton, ứng viên tổng thống Mỹ đến từ đảng Dân chủ, cũng từng không nhận được sự ủng hộ trong một tình huống tương tự như ông Trump. Hồi tháng 10, hơn 300 nhà kinh tế đã ký một bức thư phản đối Hillary vì cho rằng những chính sách kinh tế của bà Hillary có thể không có lợi cho sự phát triển của nước Mỹ. Họ chỉ ra rằng chính sách về năng lượng, thuế và đề xuất tăng lương tối thiểu của liên bang sẽ làm cho nền kinh tế đi xuống.
370 nhà khoa học ở nước Mỹ ký thư phản đối ứng viên tổng thống đến từ đảng Cộng hòa trong bối cảnh cuộc chạy đua vào Nhà Trắng chỉ còn vài ngày nữa. Cả thế giới đang chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử.