7 công ty lớn khởi nghiệp từ những thứ không tưởng: Samsung từng bán cá và mì, Lamborghini ra đời vì bị Ferrari sỉ nhục
Các bạn hẳn sẽ còn thích thú nữa khi biến giải đua NASCAR được ra đời là để buôn rượu lậu, còn BMW ban đầu là một hãng sản xuất máy bay đấy!
1. Nhà cung cấp hàng đầu thế giới về điện tử và thị trường điện thoại di động Samsung đã bán mì trong những ngày đầu lập nghiệp
Năm 1938, Lee Byung-chull thành lập Samsung Sanghoe. Ban đầu, Samsung là một công ty kinh doanh nhỏ buôn bán cá khô, nông sản địa phương và... mì. Năm 1947, họ di chuyển trụ sở chính đến Seoul khi công ty phát triển hơn. Lee bị buộc phải di chuyển khỏi Seoul khi chiến tranh Triều Tiên bắt đầu, và đó là khi ông bắt đầu một nhà máy lọc đường ở Busan. Nhiều năm trôi qua, Samsung dần bước vào một loạt các ngành công nghiệp và cuối cùng bước vào thị trường điện tử vào cuối những năm 1960. Ngày nay, sau gần nửa thế kỷ, Samsung Electronics là công ty công nghệ thông tin lớn thứ 2 trên thế giới tính đến năm 2015 và đứng thứ 5 về giá trị thị trường.
Samsung bắt đầu sự nghiệp với một cửa hàng bán nông sản, cá và mì.
2. Công ty sản xuất game lớn nhất thế giới Nintendo đã từng là một công ty nhỏ sản xuất những bộ bài có tên "hanafuda" vào năm 1989.
Tên gọi "Nintendo" thường được giả định có nghĩa là "may mắn tùy duyên" , đúng với tính chất bài bạc may rủi của những bộ bài. Các loại thẻ bài của Nintendo bắt đầu nổi tiếng ngay sau khi chúng được ra mắt thị trường. Năm 1953, Nintendo trở thành công ty đầu tiên tại Nhật Bản sản xuất thẻ chơi bài bằng nhựa. Trong những năm 60 và 70, Nintendo phải vật lộn để sống sót và buộc phải tham gia vào thị trường trò chơi điện tử để tồn tại. Bộ sản phẩm trò chơi điện tử đầu tiên của họ là "Magnavox Odyssey", đi kèm với phụ kiện là một khẩu súng và một hộp đọc băng.
Bảng hiệu thời kỳ đầu của công ty Nintentdo.
Bộ sản phầm trò chơi điện tử đầu tiên được công ty Nintendo tung ra thị trường có tên "Magnavox Odyssey"
3. Trong hơn một thế kỷ, nhà sản xuất điện thoại di động nổi tiếng nhất thế giới, Nokia, chỉ là một nhà máy bột giấy bình thường.
Và chắc hẳn bạn cũng không biết có một thị trấn có tên là Nokia, phải không?
Vào năm 1865, Fredrick Ideastam thành lập nhà máy bột giấy ở bờ sông Tammerkoski, và sau 6 năm thành lập một nhà máy khác tại thị trấn Nokia, ông đã biến nó thành "Nokia Ab". Vào đầu thế kỷ 20, Nokia AB bắt đầu phát điện. Khi Nokia Ab gần như bị phá sản sau Thế chiến I, Công ty Cao su Phần Lan, nhà sản xuất gai và các sản phẩm cao su khác ở thị trấn Nokia, đã mua lại Nokia AB để tiếp tục phát triển. Thêm 10 năm nữa trôi qua, họ mua lại công ty Phần Lan Cable Works - một nhà sản xuất điện thoại, thiết bị điện báo và dây cáp điện. Nokia đã tham gia vào ngành sản xuất các thiết bị mạng trong những năm 70 và máy tính cá nhân trong những năm 80 trước khi bước vào thị trường viễn thông vào những năm 90, để rồi trở thành ông trùm của đế chế điện thoại di động cho tới tận khi Apple và Samsung "làm cỏ" thị phần này.
Bột giấy Nokia, "kết nối chữ viết với nhau"?
4. Lamborghini ban đầu là một nhà sản xuất máy kéo và chỉ bắt đầu chế tạo siêu xe sau khi Ferruccio Lamborghini bị chủ của... Ferrari sỉ nhục.
Câu chuyện bắt đầu khi Ferruccio Lamborghini, một triệu phú phát tài từ một nhà để xe nhỏ và bắt đầu chế tạo ra hàng triệu chiếc xe kéo từ những nguyên liệu dư thừa của lực lượng quân đội vào năm 1945. Ông cũng bắt đầu xây dựng các hệ thống điều hòa không khí chạy dầu sau những thành công của nhà máy kéo của ông. Với sự thành công của các doanh nghiệp này, ông trở thành một trong những người giàu nhất ở Ý. Và vì bản thân là một nhà triệu phú, Ferruccio lái một chiếc Ferrari thời thượng vào thời điểm nó.
Và khi chiếc xe Ferrari của ông trục trặc không thể sửa được, Ferruccio đã lái xe đến Modena và gặp Enzo Ferrari, lãnh đạo của tập đoàn Ferrari vào thời điểm đó. Được biết đến với sự kiêu ngạo của mình, Enzo đã nói với anh "nông dân xe kéo" Lamborghini rằng "vấn đề không nằm ở cái xe mà nằm ở kẻ đã lái nó đấy!" Và Ferrari cũng tiện mồm bảo Lamborghini rằng, anh ta nên đi bộ về mà chăm sóc mấy cái máy kéo của mình. Bực mình trước sự chế nhạo của Enzo, Ferruccio đã cho ra đời kẻ thù truyền kiếp của Ferrari - những chiếc xe Lamborghini sang trọng và đẳng cấp.
Khi con gà tức nhau tiếng gáy, con bò tót sẽ ra đời để húc lại con ngựa...
5. Một trong mười thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới, BMW, vốn là một công ty sản xuất máy bay. Thế chiến I đã buộc BMW phải làm ô tô.
Công ty máy bay Rapp Motorenwerke đã cơ cấu lại BMW đã trở thành một đơn vị kinh doanh vào năm 1917 và sau một năm vào năm 1918 sản phẩm đầu tiên của BMW, một động cơ sáu xi lanh thẳng hàng được gọi là "BMW IIIa" đã được đưa ra thị trường. Động cơ này được biết đến với tính năng hoạt động nhanh và đáng tin cậy bậc nhất vào thời điểm đó. Sau Thế chiến thứ nhất, công ty không thể chế tạo được nhiều động cơ máy bay vì các điều khoản của Hiệp định đình chiến Versailles, do đó, BMW đã chuyển hướng tập trung và bắt đầu sản xuất xe máy. Năm 1923, BMW ra mắt chiếc xe máy đầu tiên của họ và năm 1928 công ty sản xuất chiếc xe hơi đầu tiên, Dixi, dựa trên hình mẫu của chiếc Austin 7. Ngày nay, BMW là nhà sản xuất xe máy lớn thứ 12 trên thế giới với 2.279.503 xe sản xuất mỗi năm.
Từ bầu trời xuống mặt đất, BMW vẫn cứ là thương hiệu hàng đầu.
6. American Express, công ty tín dụng mạnh nhất thế giới, bắt đầu với tư cách dịch vụ bưu chính.
Nôm na là bưu điện, chuyển phát thư, gửi hàng v.v...
Henry Wells - lãnh đạo của công ty Wells & Co. đã kết hợp với giám đốc William G.Fargo của Livingston, Fargo & Co. và John Warren Butterfield (Cái tên quen thuộc với bạn đúng không? Nhầm rồi nhé, không phải Warren Buffett đâu!) của Wells, Butterfield & Co. vào năm 1850 để tạo thành một dịch vụ chuyển phát nhanh tại Buffalo, New York có tên "American Express". Trong thời gian đó, Bưu điện Hoa Kỳ đã không cho phép vận chuyển bao bì, và AmEx khai thác vào thị trường đó bằng cách tập trung vào các chuyến hàng có giá trị lớn. AmEx đã mạo hiểm vào thị trường tài chính bằng cách cung cấp các đơn đặt hàng tiền vào năm 1857.
American Express vốn là một bưu điện chấp nhận... gửi tiền.
Ngày nay, mạng lưới AmEx chiếm 22,9% tổng khối lượng giao dịch bằng thẻ tín dụng với 109,9 triệu thẻ trên toàn thế giới. Đây là thương hiệu có giá trị xếp hạng 25 trên thế giới theo Interbrand, với hơn 18 tỷ USD ước tính, đồng thời tạp chí Forbes cũng xếp hạng thương hiệu này ở vị trí thứ 17 trong một bảng tổng sắp tương tự.
7. Cha đẻ của NASCAR - giải đua xe số một nước Mỹ - ban đầu chỉ là chủ một quán rượu.
Và hài hước là trong khoảng thời gian nước Mỹ cấm rượu, nhiều người bán lậu hàng rong cần phải phân phối rượu whisky bất hợp pháp cho khách hàng và vẫn phải để ý tránh không bị cảnh sát bắt. Vì vậy, ở vùng Appalachia của Hoa Kỳ, người lái xe bắt đầu sử dụng xe nhỏ và rất nhanh để luôn thoải mái trốn tránh khỏi cảnh sát. Một số người bắt đầu tự điều chỉnh lại những chiếc xe của mình để tăng tốc độ và tăng khả năng vận chuyển hàng hóa, trong khi một số người rảnh rỗi hơn lại thích lái những chiếc xe tốc độ nhanh đó trên đường núi. Khi lệnh cấm rượu chấm dứt, những chiếc xe này tiếp tục chạy một cách tự hào (và hợp pháp); đồng thời bắt đầu phát sinh lợi nhuận nhờ vào các cuộc đua.
Cứ phải có chút hơi men thì mấy cuộc vui mới ra đời, bạn công nhận chứ?
Những cuộc đua này đã trở nên phổ biến ở miền Nam Hoa Kỳ. Vì vậy, NASCAR đã ra đời và ngày nay chỉ đứng sau Liên đoàn Bóng đá Quốc gia trong số các thương hiệu thể thao chuyên nghiệp về người xem truyền hình và người hâm mộ ở Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Ước tính có tới 150 quốc gia xem NASCAR trên các kênh truyền hình của họ hàng năm.