6 nguyên tắc dạy con độc đáo của "Đại hàn đệ nhất mẫu"

18/11/2016 16:56 PM | Sống

Cha mẹ trước hết cần cải thiện bản thân, làm gương để dạy con tốt hơn, họ đừng nên hi sinh vô nghĩa cho con cái mà hãy dạy chúng cách theo đuổi ước mơ, định hướng ước mơ cho con mình.

Là người gốc Trung Quốc nhưng được sinh ra tại Hàn Quốc, bà Quan Hui Xing có bằng tiến sĩ về xã hội học cũng như nhân loại học tại trường Đại học Boston, hiện bà đang là giám đốc của Học viên East Rock và trước đó từng là giáo sư cao cấp tại Đại học Yale.

Bà Quan có tới 6 người con, 4 người con trai và 2 cô con gái. Cả 6 người con của bà đều có bằng cấp từ Harvard hay Yale, mỗi người trong số họ đều có những vị trí quan trọng trong công việc.

Vì những thành công của con cái mà Quan Hui Xing được mệnh danh là "Đại hàn đệ nhất mẫu", bà cũng có cách thức dạy con hết sức thuyết phục.


Bà Quan cùng chồng và 6 người con.

Bà Quan cùng chồng và 6 người con.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CBS, bà đã tiết lộ về phương pháp giáo dục đặc biệt của mình. Theo bà, cách thức dạy con này có thể áp dụng với rất nhiều người và thậm chí áp dụng với chính chúng ta trong cuộc sống. Dưới đây là những phương pháp đó.

Muốn dạy con tốt, mẹ cần phải phát triển bản thân

Cả về tính cách lẫn sự chuyên nghiệp của người mẹ phải được cải thiện, một người mẹ tốt là người mẹ có khả năng tối đa hoá khả năng của chính mình. Không quan trọng người đó đang làm công việc gì, một người mẹ cần nỗ lực để phát triển bản thân. Nếu như chúng ta muốn nuôi dạy để con thành công, giỏi giang trong cuộc sống, chúng ta trước hết cần cải thiện khả năng bản thân để làm gương cho con cái.

Công việc và gia đình giống như đôi cánh trên mình chim của người mẹ, chỉ khi tìm được sự cân bằng giữa cả hai, người mẹ mới có thể thoải mái bay lượn trên không trung. Nếu một người mẹ không thể cân bằng giữa gia đình với những công việc xã hội, người đó không thể có được cuộc sống hạnh phúc và sẽ ảnh hưởng tới cả gia đình.

Việc quyết định đi làm ở đâu hay có đi làm không... không quan trọng bằng thái độ nhìn nhận mọi việc của người mẹ. Liệu mẹ có thể phát triển bản thân được không? Hay liệu mẹ có khả năng sắp xếp công việc, giải quyết các rắc rối sẽ có trong công việc và gia đình, và liệu mẹ có hoá giải được những phức tạp của việc trung hoà gia đình với công việc?

Không bao giờ hi sinh bản thân mình cho con cái

Có lẽ chúng ta đã quá quen với câu nói "hi sinh đời bố, củng cố đời con", những bậc phụ huynh cũng luôn có xu hướng dành cho con mình những gì tốt nhất. Cha mẹ hi sinh không điều kiện những gì mình có để đảm bảo con được phát triển toàn diện, thế nhưng điều này có ảnh hưởng lớn tới góc nhìn thế giới, góc nhìn cuộc sống của con cái sau này.


Mọi sự hi sinh đều là vô nghĩa khi cha mẹ không thể định hướng tốt cho con.

Mọi sự hi sinh đều là vô nghĩa khi cha mẹ không thể định hướng tốt cho con.

Làm cha mẹ, điều cần làm chính là định hướng cho con cái, giúp đỡ để chúng nhìn thấy tương lai của bản thân đồng thời làm cho chúng thấy chúng cần cố gắng để đạt được ước mơ của chính mình. Để trở thành người định hướng tuyệt vời nhất, cha mẹ cần trước hết nghĩ tới mục tiêu của chính họ và có khả năng truyền lý tưởng, giúp đỡ người khác. Tất cả những điều trên sẽ giúp làm gương cho con, để chúng tự đi bằng đôi chân của chính mình.

Nếu cha mẹ chỉ chấp nhận hi sinh mọi thứ chứ không dẫn đường cho con cái, họ không giúp con mình tuyệt vời hơn. Phụ huynh phải có sự độc lập trong mục đích, cuộc sống của họ không thể thiếu thốn hay bị ảnh hưởng gì chỉ vì có con cái. Điều này rất khó thực hiện, thế nhưng nếu thành công, cha mẹ có thể định hướng tốt cho con mình.

Tạo một môi trường học tập gần gũi

Bà Quan không bao giờ ép con bà đi học, thế nhưng khi ở nhà, con bà có thể bắt gặp hình ảnh người thân học tập, làm việc bất kì lúc nào. Khi đó con cái sẽ hình thành nên suy nghĩ rằng học tập là một hành động hàng ngày và nó không có gì phức tạp, khó khăn như người khác vẫn nói.

Trong gia đình bà Quan có tới 19 bàn học, làm việc khác nhau. Bà không coi đó là một đồ nội thất mà coi đó là nơi được thiết kế dành riêng cho học tập, làm việc. Mỗi người trong gia đình có 2 chiếc bàn, một chiếc ở trong phòng riêng và một chiếc bàn ở thư viện dưới tầng hầm.

Giữ mối quan hệ tốt trong gia đình

Khi cha mẹ tôn trọng lẫn nhau, mối quan hệ này sẽ có ảnh hưởng tích cực tới con cái. Nếu cha mẹ cãi nhau, mâu thuẫn trước mặt con cái, chúng sẽ lớn lên với rất nhiều vấn đề.

Trong gia đình bà Quan, bà cùng chồng hạn chế hết mức cãi vã ở nhà, mọi căng thẳng đều được giải quyết bằng đối thoại cởi mở chứ không động chân tay như một số gia đình khác. Bà Quan cho rằng điều này giúp những ảnh hưởng xấu tiếp cận con cái và làm gương để con bà hành động tương tự với gia đình của họ sau này.


Cha mẹ luôn gắn bó, hạnh phúc và tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp con có được góc nhìn tốt hơn trong cuộc sống.

Cha mẹ luôn gắn bó, hạnh phúc và tôn trọng lẫn nhau sẽ giúp con có được góc nhìn tốt hơn trong cuộc sống.

Mặc dù vậy, bà cho rằng vẫn có những lúc cãi vã trong ra đình.

Trong những trường hợp đó, bà Quan cho rằng dù cãi vã nhưng vẫn luôn thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa cha mẹ. Không lăng mạ, sỉ nhục lẫn nhau và con cái sẽ biết cách tôn trọng cha mẹ mình.

Nếu cả cha lẫn mẹ đều tự nguyện giải quyết các vấn đề thông qua chia sẻ, mọi chuyện sẽ càng đơn giản hơn nhiều. Không những nó giúp giải toả bất kì mâu thuẫn nào mà chia sẻ còn giúp cha mẹ hiểu nhau hơn, cải thiện gắn kết với nhau.

Hãy giúp con cái mở lòng với cha mẹ hơn

Gia đình bà Quan có thói quen ăn sáng cùng nhau mỗi ngày, quy định này được chồng bà hình thành nên và nó mang lại rất nhiều lợi ích. Khi cả gia đình ăn sáng cùng nhau, họ có thể trao đổi, cha mẹ có thể thúc đẩy tâm trạng của con cái để từ đó phòng tránh, xử lý sớm những suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm hay những mâu thuẫn có thể có giữa các thành viên trong gia đình.

Bà Quan cho rằng, có 2 điều cần tránh khi nói chuyện với con, điều đầu tiên là đừng bao giờ hỏi theo cách trực tiếp, ví dụ như câu hỏi "hãy nói về vấn đề này...". Tiếp theo, đừng nói chuyện theo cách dạy bảo và bắt ép con phải làm theo. Hãy coi chúng như bạn bè và có những cuộc trò chuyện thông thường, nếu làm sai, con sẽ dừng đối ngoại ngay lập tức và mọi thứ trở nên vô nghĩa.

Cách thức để trò chuyện với con cái

Bình thường, con cái sẽ hạn chế nói chuyện với cha mẹ bởi 2 lý do: Cha mẹ không hiểu con mình và họ không để đưa ra được những lời khuyên mà con cần.

Cha mẹ tốt luôn ghi nhớ 2 điều: Luôn lắng nghe và chỉ dùng gợi ý.

Giúp con xây dựng tính cách tốt hơn

Đối với trẻ em hay bất kì con người nào trên thế giới này thì có tài là chưa đủ, để hoàn thiện họ cần có thêm cả tính cách tốt, cách đối xử tốt với người khác.

Trong suốt cuộc đời từ khi nhỏ đến lúc già đời, tính cách tốt, đối xử tốt luôn là thứ giúp con người phát triển, tầm ảnh hưởng của nó xa, rộng hơn rất nhiều so với tài năng.

Trong gia đình bà Quan, con cái của bà luôn có mục tiêu học tập, nỗ lực để giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Một khi mục tiêu đó đã được in sâu vào tâm trí, con sẽ phát triển bà trở thành người có ích cho xã hội.

Chúng sẽ sống cả đời mình nỗ lực để đạt được mục tiêu này, tất cả những cố gắng chúng làm sẽ ngày một cải thiện sức mạnh cùng khả năng của chính chúng. Bà Quan cho rằng con mình cố gắng không vì họ muốn đặc biệt, mà họ hiểu mình cần cố gắng giúp đỡ người khác để khiến mình đặc biệt.

Van Vu

Cùng chuyên mục
XEM