50 năm thành lập ASEAN: Thành tựu và thách thức phía trước là gì?

23/11/2017 09:32 AM | Xã hội

2017 đánh dấu cột mốc 50 năm thành lập ASEAN. Những thành tựu kinh tế của khối này liên quan đến thương mại và kết nối trong khu vực thật sự ấn tượng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức ASEAN trong tương lai.

Hiện tại, Đông Nam Á có tổng GDP khoảng 2,4 nghìn tỷ USD. Thương mại tổng thể đã tăng từ 10 tỷ USD trong năm 1967 lên 2,3 nghìn tỷ USD vào năm 2015. GDP bình quân đầu người đã tăng 63,2% trong giai đoạn 2007 – 2015.

Sự di chuyển của người dân trong khối ASEAN đã tăng lên đáng kể kể từ khi thành lập. Trong năm nay, Thái Lan đã tiếp đón khoảng 2 triệu người từ Myanmar, Campuchia và Việt Nam. Malaysia có 3 triệu lao động nhập cư từ Indonesia, Philippines và Myanmar. Singapore thường xuyên tin tưởng vào các chuyên gia tới từ Malaysia và Indonesia.

Những sự di chuyển đó đã mang lại sự hợp tác và mối liên hệ giữa người với người trong các quốc gia ASEAN chặt chẽ và gần gũi hơn, mặc dù các vấn đề liên quan đến hợp pháp hóa lao động nhập cư vẫn còn là một thách thức.

Kế hoạch hành động trong lĩnh vực giao thông vận tải và truyền thông cũng đang được thực hiện để đẩy mạnh vận tải đa phương thức, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đạt được kết nối liên ngành trong lĩnh vực viễn thông, và hợp lý hóa các luật và quy định về vận tải đường bộ giữa các nước thành viên.

Một nghiên cứu khả thi đang được tiến hành để phát triển đường sắt từ Singapore đến Côn Minh ở miền Nam Trung Quốc, đi qua Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam nhằm tăng cường khả năng kết nối liền mạch giữa các quốc gia giúp thúc đẩy thương mại và kết nối trong khu vực.

Các sáng kiến đang được thực hiện để thúc đẩy ASEAN trở thành một điểm đến du lịch, bảo tồn di sản văn hóa và môi trường, ủng hộ việc đi lại trong khu vực ASEAN và khuyến khích các dịch vụ du lịch tốt hơn.

Bên cạnh các thành tựu và những nỗ lực thực tiễn để phát triển ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á còn phải đối mặt với một số thách thức lớn ở cả hiện tại và trong tương lai.

Sự đa dạng trên phạm vi rộng

Với tất cả những thành tự đã đạt được trong thương mại và kết nối, ASEAN vẫn chưa thể tích hợp chặt chẽ về chính trị xã hội như EU. Sự đa dạng trong các thể chế, thị trường và nền kinh tế cũng như tốc độ phát triển khác nhau giữa các quốc gia thành viên đã gây cản trở cho quá trình tích hợp này.

Trong khi Singapore và Brunei có GDP bình quân đầu người cao, Lào, Campuchia và Myanmar lại tụt hậu về tăng trường kinh tế và hiện đại hóa. Bên cạnh đó, có sự khác biệt sâu sắc về chính trị, sắc tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ giữa các quốc gia ASEAN.

ASEAN chưa thể thành lập một cơ quan thống nhất để giải quyết các vấn đề an ninh, nhân quyền và quản trị tốt. Một cơ chế trung ương chưa được xây dựng để xử phạt trong trường hợp các nước thành viên không tuân theo các quy định và tiêu chuẩn đã thống nhất từ trước. ASEAN chưa có cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính ràng buộc pháp lý nào trong lĩnh vực kinh tế và chính trị, cũng như cơ chế trừng phạt các quốc gia nếu họ không tuân theo thỏa thuận, tuyên bố. Đây là một vấn đề mà các lãnh đạo ASEAN cần phải xử lý trong thời gian tới.

Đòi hỏi đầu tư lớn

Khu vực Đông Nam Án cần đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng. Theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của ASEAN dự kiến là 60 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2010 – 2020.

Cùng với khoảng cách về tài chính, ASEAN cũng thiếu các quy định và cơ chế đầu tư thích đáng. Các siêu dự án như đường sắt cao tốc Singapore – Côn Minh rất tốn kém, và Lào có thể không có khả năng vay nợ. Sự thiên vị chính trị trong việc trao hợp đồng cho các công ty nhà nước ảnh hưởng tới chất lượng và lợi ích dự kiến của những dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ như vậy.

50 năm thành lập ASEAN: Thành tựu và thách thức phía trước là gì? - Ảnh 1.

ASEAN cũng cần phải tìm cách để điều hướng các cuộc đột phá công nghệ sắp tới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra bao gồm tự động hóa, số hóa, điện toán đám mây và mạng lưới vạn vật kết nối Internet có thể đem lại nhiều lợi ích cần thiết cho khu vực dưới dạng các công việc tốt hơn, kết nối nhiều hơn, cải tiến các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nhiều hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư hơn.

Tuy nhiên, đột phá công nghệ đi kèm với các thách thức riêng. Ví dụ, nếu robots trở nên rẻ hơn, liệu ngành sản xuất vẫn có thể tạo ra việc làm mới không? Bằng cách nào Đông Nam Á có thể tạo ra một hệ sinh thái đổi mới sôi động để đào tạo các kỹ năng CNTT và công nghệ?

Thời gian thử nghiệm trước mắt

ASEAN, nhờ ý chí mạnh mẽ, hoạch định chính sách thận trọng và lãnh đạo thực tiễn đã thay đổi bộ mặt của một khu vực từng rất nghèo đói.

Khá độc nhất ở châu Á, ASEAN đã tạo ra một cảm giác cộng đồng giữa các quốc gia thành viên và không để cho các cuộc tranh chấp giữa các nước vượt ngoài tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, trong 50 năm tới sẽ là một bài kiểm tra cho cả giải pháp chính trị và khả năng phục hồi kinh tế nhanh của ASEAN mà chưa từng xảy ra trước đây, khi châu Á đang bước vào giai đoạn địa chính trị không được kiểm soát và những thách thức về kinh tế xã hội được tạo ra bởi những đợt đổi mới và những khát vọng chính trị mới.

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM