5 điều người thành công luôn làm mỗi ngày, điều thứ 3 rất dễ thực hiện ai cũng áp dụng được
Những người thành công luôn làm 5 điều này tại văn phòng làm việc mỗi ngày. Bạn cũng nên áp dụng thử xem sao?
1. Trạng thái tích cực luôn chiếm 80%
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, khi bạn tiếp xúc với những cảm xúc tiêu cực như bị chỉ trích hoặc bị từ chối, cơ thể của bạn sẽ tiết ra mức hóc môn căng thẳng cortisol cao hơn bình thường. Điều đó làm giảm đi khả năng suy nghĩ, tập trung và kích hoạt cơ chế phòng vệ của bản thân khiến bạn trở nên dễ cáu gắt hơn.
Để giải phóng cortisol, bạn cần tránh xa những cảm xúc tiêu cực. Ngược lại, khi bản thân thường xuyên có tinh thần lạc quan, tích cực, sự trao đổi đó giúp thúc đẩy quá trình sản xuất oxytocin trong cơ thể. Oxytocin là một hóc môn làm tăng khả năng giao tiếp, hợp tác và tin tưởng người khác.
Khi xuất hiện các hóc môn oxytocin, chúng sẽ kích hoạt các dây thần kinh trong vỏ não trước trán, giúp điều khiển tư duy và các hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, oxytocin chuyển hóa nhanh hơn cortisol. Do đó chúng ta cần ít nhất 3 đến 5 năm để các tương tác tích cực có thể loại bỏ cảm xúc tiêu cực. Trong khi đó, những khoảnh khắc tiêu cực rất dễ xảy ra, và chúng cứ thế tích tụ lớn dần lên.
Vậy nên, cho dù bạn đang trò chuyện với đồng nghiệp hoặc trong bất cứ một cuộc tranh luận nào đó, hãy nhớ một nguyên tắc đơn giản rằng: ít nhất 80% các cuộc trò chuyện bạn nên tích cực tập trung vào những gì đang diễn ra.
2. Họ luôn ghi nhớ sứ mệnh của bản thân trong tâm trí
Giáo sư Adam Grant củaTrường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania đã từng nghiên cứu động lực của các tổng đài viên tại trường, thông qua việc kêu gọi cựu sinh viên của trường đóng góp cho những người nhận học bổng tương lai.
Mức độ khó của công việc tương đương với mức doanh thu cực kỳ hấp dẫn (yêu cầu nhân viên làm vào buổi tối và đạt doanh số như yêu cầu), Grant đã tự hỏi nếu giới thiệu những người nhận học bổng cho nhân viên trực tổng đài có thể họ sẽ có động lực làm việc nhiều hơn.
Vì vậy ông và các nhà nghiên cứu trong nhóm đã đưa tới trung tâm những người sẽ nhận được học bổng.
Sau một tháng, nhóm nhân viên phụ trách gọi điên đã có năng suất làm việc gấp đôi số lần gọi mỗi giờ. Trước đó, mỗi nhân viên chỉ có thể kiếm được 400 USD một tuần. Sau khi nói chuyện với các sinh viên sẽ nhận học bổng hàng ngày, mỗi nhân viên kêu gọi được 2000 USD mỗi tuần từ những cựu sinh viên của trường.
Như vậy có thể thấy, nhắc nhở nhiệm vụ của bản thân mỗi ngày nó giống như một nguồn động lực tác động rất lớn tới hiệu quả công việc.
3. Tập trung làm việc cao độ trong 45 phút, sau đó thư giãn 15 phút
Tim Walker, một giáo viên người Mỹ chuyển đến Phần Lan năm 2014 và bắt đầu giảng dạy tại một trường công lập ở Helsinki. Trước đó, Tim Walker đã từng hoài nghi về hệ thống giáo dục ở Phần Lan.
Ở Phần Lan từ năm 1960, cứ sau 45 phút cho một tiết học, học sinh được nghỉ giải lao 15 phút. Ban đầu, Walker cực kỳ phản đối thói quen này. Nhưng cuối cùng ông quyết định thử nghiệm mô hình 45/15 và kết quả của nó đã khiến ông vô cùng ngạc nhiên.
Những đứa trẻ không còn tình trạng lê lết những bước chân nặng nhọc sau giờ học như “zombie” nữa, thay vào đó chúng ríu rít nói trò chuyện và hào hứng hơn trong các giờ học sau mỗi 15 phút nghỉ ngơi. Điều đó giúp chúng tập trung học trong suốt cả ngày, kết quả học tập cũng được cải thiện đáng kể.
Các nhà sản xuất DeskTime cũng đã áp dụng một mô hình tương tự, sử dụng một phần mềm theo dõi chặt chẽ việc sử dụng thời gian của nhân viên trong một ngày làm việc. Trong số 36.000 nhân viên, có 10% nhân viên làm việc liên tục trong 52 phút và sau đó nghỉ ngơi 17 phút trước khi quay lại tiếp tục công việc. Và đó cũng là 10% nhân lực luôn đạt hiệu quả cao trong công việc. Trong 17 phút nghỉ ngơi, các nhân viên đó đi bộ, thư giãn tinh thần thay vì kiểm tra email hoặc check Facebook.
Vì vậy, khuyên bạn hãy nên tập trung làm việc cao độ trong 45 phút sau đó cho phép bản thân được nghỉ ngơi khoảng 15 phút, hoặc có thể điều chỉnh tỷ lệ thời gian phù hợp với công việc và bản thân. Nếu bạn thực hiện được như vậy, chắc chắn bạn sẽ có thừa đủ năng lượng cho một ngày dài đầy áp lực.
4. Luôn sử dụng câu hỏi đề bắt đầu một cuộc trò chuyện
Có một thực tế cho thấy rằng, nếu bạn bắt đầu một cuộc trò chuyện nào đó bắng việc đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời từ người đối diện, mọi thứ dường như dễ dàng hơn.
Việc đặt câu hỏi giúp làm giảm lo lắng, căng thẳng. Thay vào đó, bạn sẽ cảm nhận được những điều thú vị từ các câu trả lời của mọi người trong cuộc trò chuyện đó.
Đặt câu hỏi thậm chí còn hiệu quả hơn trong tình huống mọi người đang hoài nghi về sự ảnh hưởng hoặc độ đáng tin cậy của bạn trong một cuộc tranh luận nào đó.
Một nhóm nghiên cứu ở Anh đã nghiên cứu ghi chép của các chuyên gia đàm phán trong nhiều năm cho thấy rằng, các câu hỏi là một trong những hình thức hiệu quả nhất khiến cho mọi người nhất trí.
Theo các nhà khoa học, việc nói về bản thân thường xuyên cũng tạo nên một hệ thống phản ứng trong não giống như phản ứng với thức ăn và tiền.
5. Bấm nút “Tạm dừng” trong tâm trí khi đứng trước áp lực
Khi bạn đối mặt với một áp lực công việc, theo bản năng bạn sẽ ngay lập tức phản ứng và sẵn sàng chiến đấu. Mặc dù phản ứng nhạy bén như vậy cực kỳ tốt khi chúng ta bị tấn công bởi một con vật hoang dã, nhưng ngày nay chúng ta chẳng hề còn bất kỳ một áp lực nào như thế về mặt thể chất.
Ngày nay, công nghệ hiện đại luôn khiến chúng ta lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Thay vì ngay lập tức phản ứng lại với áp lực, bạn chỉ cần nhấn nút tạm dừng trong tâm trí trước khi gõ một email hoặc trò chuyện với đám đông, khách hàng, đối tác.
Bạn nên dành ít phút để suy nghĩ, sau đó có một cuộc thảo luận hợp lý. Điều này sẽ cho bạn có thời gian xử lý các tình huống tốt hơn, và khi đứng trước bất kỳ một áp lực nào bạn cũng có thể vượt qua một cách nhẹ nhàng.