5 điều CẤM KỴ khi uống nước cam: Đừng mua ồ ạt để chống dịch nếu không hiểu, uống sai cách ‘lợi bất cập hại’ ngay!

02/03/2022 15:29 PM | Sống

Nhiều người chỉ biết cam chứa nhiều vitamic C, giúp tăng cường đề kháng nên đua nhau mua tích trữ trong mùa dịch mà không hề biết uống sao cho đúng.

Bên cạnh xả, chanh, gừng...là những thực phẩm được người dân lùng mua vào mùa dịch thì cam cũng là loại trái cây được bán khắp các chợ ở Việt Nam.

Theo BS. Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm thì hàm lượng chất khoáng và vi khoáng có trong 100g cam (thực phẩm ăn được) bao gồm: Canxi 34mg, phốt pho 23mg, sắt 0.4mg, kẽm 0.22mg, vitamin C 40mg, folat 30µg, vitamin A 8µg, vitamin E 0.18µg, β-carotene 29µg.

Chính vì là loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất nên nhiều người lựa chọn uống nước cam mỗi ngày, thậm chí thay nước lọc để tăng cường sức đề kháng, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang gia tăng.

Sai lầm dễ mắc phải khi uống nước cam

Không thể phủ nhận những tác dụng tuyệt vời từ quả cam nhưng nếu phạm vào 5 điều cấm kỵ dưới đây thì có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ:

Khi bụng đang đói

Lúc này, axit trong nước cam sẽ kết hợp với lượng axit tồn dư trong dạ dày gây nên những cơn đau dạ dày. Nếu duy trì uống nước cam thường xuyên khi bụng đói dễ gây viêm loét dạ dày.

Uống ngay sau khi ăn no

Đây là sai lầm rất nhiều người mắc phải bởi ai cũng có suy nghĩ uống để tráng miệng. Tuy nhiên, cách uống này có thể gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng do trong cam có rất nhiều đường, gây ức chế quá trình tiêu hóa của thức ăn mà chúng ta vừa ăn trước đó.

Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ

Nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, nếu uống nước cam, lượng axit còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hỏng lớp men răng.

Uống nước cam với sữa

Sự kết hợp này sẽ khiến protein trong sữa phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam gây ảnh hưởng tới tiêu hóa, làm chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy.

Uống nước cam với thuốc

Việc uống thuốc với nước cam sẽ phá hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, dẫn tới giảm thiểu tác dụng, có thể gây nhiễm khuẩn kéo dài. Nguyên nhân là bởi nước cam làm giảm nồng độ thuốc trong máu và giảm cả khả năng hấp thu từ trong ruột.

5 điều CẤM KỴ khi uống nước cam: Đừng mua ồ ạt để chống dịch nếu không hiểu, uống sai cách ‘lợi bất cập hại’ ngay!  - Ảnh 1.

Sai lầm khi uống nước cam ai cũng dễ mắc phải

Những ai nên hạn chế uống nước cam

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy nên hạn chế uống nước cam vì trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.

Bên cạnh đó, người bệnh thận cũng nên hạn chế ăn cam. Bởi theo nghiên cứu, ăn 3 quả cam là đã đủ đáp ứng nhu cầu vitamin C mỗi ngày. Nếu chúng ta dùng quá nhiều thì sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiêu thụ quá nhiều vitamin C, tăng lượng axit oxalic chuyển hóa trong cơ thể. Tình trạng này sẽ dẫn tới sỏi tiết niệu và sỏi thận.

Uống nước cam đúng cách

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để uống nước cam là từ 1 – 2 giờ sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa và cần uống ngay sau khi vắt vì nếu để lâu sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C.

Đối với người lớn, chỉ nên uống 1 cốc nước cam trên ngày, tương ứng khoảng 200ml, chứa khoảng 60mg vitamin C, tương đương 100% vitamin C cơ thể cần. Còn với trẻ em, chỉ uống 1/2 quả cam/ngày là đủ.

Riêng đối với phụ nữ mang thai thì lượng vitamin C cần thiết là 80mg nên có thể uống gia tăng lượng nước cam trong ngày nhưng nên chia ra và theo các thời điểm thích hợp đã nêu trên chứ không uống quá nhiều trong một lúc.

Với những người bị sốt, nhất là ở thời điểm dịch như hiện nay thì nên bổ sung nước cam mỗi ngày. Bởi cam có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây sốt, đào thải độc tố gây sốt ra ngoài cơ thể, điều hòa nhiệt độ giúp hạ sốt dễ hơn, kích thích tiêu hóa, cung cấp nước và chất điện giải, ngăn ngừa thiếu máu.

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM