4 kiểu trẻ tài năng nhưng thực chất đang giả thông minh, nếu bố mẹ không can thiệp sớm, lớn lên chắc chắn vô dụng!
Theo các chuyên gia tâm lý, có những bạn nhỏ trông rất thông minh, nhưng khi lớn lên lại chẳng làm được gì, thậm chí cuộc sống còn không bằng những bé có tố chất bình thường. Vì sao lại như vậy?
Hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình là một đứa trẻ thông minh, nhưng đôi khi chúng ta đang hiểu nhầm về từ này.
Theo các chuyên gia tâm lý, có những bạn nhỏ trông rất thông minh, nhưng khi lớn lên lại chẳng làm được gì, thậm chí cuộc sống còn không bằng những bé bình thường. Điều này là do bố mẹ nhận biết sai lầm, cổ vũ con sai lầm và từ đó định hướng cho con cũng không đúng đắn.
Dưới đây là 4 kiểu trẻ đang "giả thông minh" mà cha mẹ cần thấu hiểu.
Tự mãn và không dám thử thách
Một số trẻ trong mắt người ngoài được tôn lên như thiên tài, là tấm gương để người khác học theo.
Chúng ta vẫn thường bắt gặp đâu đó những lời khen như: "Ôi giỏi quá, mới ít tuổi đã biết chơi piano"; "Con của chị thật đáng ngưỡng mộ, tôi chỉ mong con tôi được một nửa con chị"; "Mới lớp 2 đã được đi thi học sinh giỏi rồi sao, đúng là thần đồng mà"...
Sau khi được khen ngợi, nhiều trẻ coi đó là động lực để tiếp tục vươn lên, nhưng cũng có trẻ chỉ muốn ở trong vùng an toàn và không thích những thử thách khắt khe hơn. Bởi chúng muốn duy trì hình ảnh thông minh trong mắt mọi người, sợ rằng nếu thất bại sẽ ảnh hưởng tới danh dự.
Loại "thông minh" tự mãn sau thành tích nho nhỏ và không dám bước tiếp là loại "thông minh giả tạo". Còn trí thông minh thực sự là khả năng phát triển bản thân, không ngừng tiến bộ và ngày càng cải thiện khả năng giải quyết vấn đề cũng như thích ứng với mọi hoàn cảnh.
Nếu trẻ luôn sống trong e ngại, trẻ sẽ dần bộc lộ những khuyết điểm của bản thân. Từ đó, sống vô trách nhiệm, kém cỏi và dần trở nên tầm thường.
Có tài nhưng lười biếng
Tôi thường nghe các bậc cha mẹ nói: "Tuy con tôi lười học nhưng đầu óc của nó rất thông minh và linh hoạt".
Tôi cho rằng, đây chỉ là cách cha mẹ đang biện minh cho con của mình.
Ví dụ, trẻ không chủ động học tập chăm chỉ, gặp câu hỏi khó là sẽ lập tức hỏi mẹ: "Phải làm sao đây?". Hay trẻ mặc định rằng, bản thân đã giỏi rồi nên không cần phải học nữa.
Một vài lần bạn giúp con thì không có vấn đề gì, nhưng nếu con bạn dần tạo thành thói quen ỷ lại vào người khác, lười suy nghĩ thì sẽ thành hậu quả lớn. Đứa trẻ này có thể hiểu vấn đề nhanh, có trí nhớ tốt hơn bạn đồng trang lứa. Nhưng sẽ ra sao nếu nó không chịu động não?
Nhìn chung, những đứa trẻ này trong mắt cha mẹ quả thực rất thông minh, nhưng cũng là "thông minh giả". Vì sự lười biếng mà ưu điểm bị lãng phí, tài năng bị chôn vùi, cuối cùng, con bạn chẳng thể so sánh được với những đứa trẻ có trình độ tầm thường mà chăm chỉ, không ngừng học học tập.
Bên cạnh đó, tính cách của những đứa trẻ này đều đặc biệt sợ thất bại và sợ bị chê bai kém cỏi. Vì vậy, trẻ lấy sự lười biếng làm cái cớ để trốn tránh những cơ hội cải thiện bản thân.
Không chấp nhận lời chỉ trích
Trước đây chúng ta đã học được một câu nói: "Khiêm tốn làm cho người tiến bộ".
Một người khiêm tốn có thể bình tĩnh nhìn nhận khuyết điểm của mình, chấp nhận những lời chỉ trích của người khác với tinh thần cởi mở và có thể sửa chữa từng chút một để bản thân tốt hơn.
Nhưng một số trẻ đặc biệt nhạy cảm và có lòng tự trọng rất cao, chúng không thể chịu đựng được những lời nói xấu của người khác về mình. Chỉ cần có người chỉ ra lỗi lầm, chúng sẽ tức giận ngay lập tức.
Loại tính cách này dễ dàng khiến người ta kiêu ngạo và tự tin một cách mù quáng.
Từ nhỏ đến khi trưởng thành, ai cũng sẽ mắc sai lầm và vấp ngã. Nếu như trẻ dám đối mặt với thái độ đúng đắn thì chắc chắn tương lai trẻ sẽ là người dũng cảm, thành công.
Ngược lại, nếu cứ giữ vững quan điểm của mình một cách bảo thủ, cho rằng ta đây thông minh hơn người, không lắng nghe những góp ý khác nhau thì khi lớn lên sẽ không có đủ dũng khí để đối mặt với những thất bại và có thể sẽ không thể đứng dậy khi gặp phải một cú sốc lớn.
Tất nhiên, nguyên nhân khiến trẻ có phản ứng như vậy có thể liên quan đến nền giáo dục của gia đình. Nếu bố mẹ luôn tâng bốc con thái quá thì trẻ sẽ tự cao quá đà, dần tạo nên vỏ bọc "thông minh giả tạo".
Thích thể hiện
Một số trẻ khi đạt được một thành tích dù lớn hay nhỏ đều thích khoe khoang khắp nơi vì sợ người khác không biết mình đã đạt được thành tích gì.
Hàng xóm đối diện nhà tôi có một cậu bé học lớp 3, chỉ cần nó học thuộc lòng một bài thơ thì khắp nơi đều phải đọc cho người khác nghe. Nếu người khác nói: "Cháu thật tuyệt vời và có khả năng ghi nhớ tốt", thằng bé sẽ cười sung sướng. Chỉ cần ai đó không khen, chê cậu ta ồn ào thì lập tức nó sẽ tức giận và thậm chí chửi bới.
Ngay cả khi mua quần áo mới, thằng bé này cũng phải cho mọi người xung quanh xem, để họ khen quần áo của nó đẹp như thế nào, đồng thời chế quần áo của những bạn bè khác vừa xấu, vừa cũ kĩ.
Những đứa trẻ thích khoe khoang này thực chất là một loại "trí tuệ giả tạo", hàm ý thái độ tự phụ ở trẻ. Chúng chỉ muốn nghe người khác khen ngợi mà không cần quan tâm họ có đang thật lòng hay không.
Thông thường, những đứa trẻ thích thể hiện là do cha mẹ bỏ mặc, không quan tâm đến cảm xúc của con, hoặc chưa bao giờ khen ngợi, công nhận sự cố gắng của con. Điều này khiến trẻ mong muốn được công nhận và đánh giá cao.
Nếu không muốn nuôi dạy những đứa trẻ "thông minh giả" như vậy, chúng ta nên nhìn rõ hơn những ưu điểm của trẻ và khuyến khích chúng một cách thích hợp. Bằng cách này, trẻ có thể học cách tiến về phía trước và luôn biết khiêm tốn.