20 lần xin việc thất bại, đau khổ, dằn vặt... tất cả đã dạy cho tôi những gì?

30/05/2016 13:58 PM | Kinh doanh

Tất cả chỉ là nhờ lòng kiên trì, ngoan cường và những thứ học hỏi được sau nhiều lần trải qua thất bại.

Jon Westenberg là doanh nhân, cây viết cho rất nhiều tớ báo nổi tiếng gồm Inc, BusinessInsider và Time. Tuy nhiên trước khi đến với những bài viết được nhiều người biết đến như hiện tại, ít ai biết rằng Jon từng trải qua khoảng thời gian khó khăn khi nhiều năm liền không thể xin được việc làm, bị 20 công ty từ chối.

Dưới đây là bài chia sẻ của Jon về cách anh đã vượt qua tất cả những khó khăn đó để đạt được thành công như hiện tại.


Tôi từng viết rất nhiều về thất bại – thứ đã xảy ra vô số lần trong cuộc sống của tôi nhiều năm. Khi ấy, việc luôn thất bại và bị từ chối khiến tôi cảm thấy thiếu sức sống.

Mọi người hỏi tôi làm cách nào mà cuối cùng có thể vượt qua mọi chuyện, đến với nghiệp viết, thu hút được độc giả và kiếm tiền.

Tôi nghĩ nhiều người sẽ cho rằng đơn giản có một phép màu hay phương thức kỳ diệu nào đó khiến mọi việc diễn ra trôi chảy, trót lọt tới vậy. Tuy nhiên, thực tế tất cả chỉ là nhờ lòng kiên trì, ngoan cường và những thứ tôi học hỏi được sau nhiều lần trải qua thất bại.

Tôi dần trở nên dạn dĩ với việc mọi người nói “không”, với những người từ chối tôi và tôi học được cách lấy lại tinh thần từ sau mỗi lần thất bại. Đó là mẹo để có thể đứng dậy sau những vấp ngã.

Ngày hôm nay tôi đang ngồi xem lại email và đọc lại 20 email từ chối của các công ty mà tôi từng ứng tuyển. Tỷ lệ xin việc thành công của tôi khi ấy chỉ là 0%.

Thành thật mà nói lúc đó tôi nghĩ rằng mình thừa khả năng và hoàn toàn xứng đáng với các vị trí đó. Nhưng hoá ra, không phải vậy. Mỗi một công ty nói không, đều bởi những lý do hết sức hợp lý. Và mỗi lần từ chối lại là một thử thách, một minh chứng rằng tôi còn nhiều việc phải làm hơn thế. Tôi nhận ra bài học để tiếp tục đứng dậy.

Dưới đây là những công ty tôi từng ứng tuyển và bị từ chối:

Apple (nhiều lần)

Google (nhiều lần)

HubSpot

Twitter (nhiều lần)

Microsoft

Facebook

NBC

Instagram

LinkedIn

Medium

WakeUp Project

Crew

Yahoo

Sony

Take2 Games

EMI

Amazon

Universal Music

Buzzfeed

Buffer (chỉ một lần duy nhất nhưng là bức thư từ chối khiến tôi đau lòng nhất)

Thật ra danh sách còn rất nhiều nhưng những cái tên kể trên đều là nơi tôi mơ ước được làm việc. Nhưng đáng tiếc tôi đều thất bại. Có một email trả lời với nội dung như sau:

Chào Jon,

Rất cảm ơn bạn bị đã quan tâm tới công ty và ứng tuyển. Xin việc là một sự kiện lớn trong sự nghiệp và chúng tôi muốn bạn nắm được kết quả của quá trình tuyển dụng. Thật không may, có một vài ứng viên khác phù hợp với vị trí này hơn.

Một lần nữa cảm ơn bạn,

Những bức thư tương tự như vậy cứ lặp đi lặp lại. Cảm giác các cơ hội cứ thế tuột mất, mỗi lần điện thoại rung, đọc những email từ chối tôi cảm thấy mất mát và đau đớn.

Tuy nhiên, một vài năm sau đó, tôi thấy mình vẫn còn đứng vững, vẫn sống sót. Thật ra những lần bị từ chối, thất bại đã không thể giết chết tôi.

Chính vì vậy tôi đã làm theo cách của riêng mình, quay trở lại làm những gì mà mình có khả năng tốt nhất như tạo ra nội dung và cố gắng khởi nghiệp kinh doanh - tôi không sợ liệu có thể tiếp tục thất bại nữa hay không - tôi chỉ đơn giản lao vào làm.

Bị từ chối là một điều gì đó xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp lại và nó thậm chí tiếp tục xảy ra dù bạn có tiến xa được đến đâu đi chăng nữa. Tuy nhiên nếu tiếp tục làm việc và không nhụt chí. Hãy coi mỗi lần từ chối, mỗi lần bị nói “không” là một thử thách để tiến lên phía trước.

Khi nhận được những lời từ chối như vậy, sau khi tâm trạng nguôi ngoai, tôi bắt đầu đặt câu hỏi tại sao mình lại thất bại khi ứng tuyển vào những vị trí này. Và câu trả lời không phải vì những công ty đó ghét tôi, cũng không phải bất kỳ thứ gì khác tôi có thể đổ lỗi. Đơn giản là do tôi không đủ kỹ năng, kinh nghiệm hay tiêu chuẩn mà họ cần.

Nếu bạn cũng đang rơi vào tình trạng như vậy, xin việc và bị từ chối, không phải bạn sẽ mãi bị như vậy. Chỉ là bạn sẽ có nhiều thứ phải làm hơn mà thôi.

Bạn biết Buffer không - một trong những công ty tôi từng ứng tuyển? Họ đã từ chối bởi tôi chẳng đáp ứng được yêu cầu nào của họ cả. Nhưng giờ thì sao? CEO của công ty này là Joel Gascoigne cũng đọc những bài viết của tôi và theo dõi tài khoản của tôi trên Twitter.

Còn HunSpot - công ty từng từ chối bởi tôi không có những tố chất như họ cần. Nhưng ngày hôm qua, giám đốc Marketing người Australia của họ là Ryan Bonnici đã ngồi cùng tôi tại trụ sở ở Sydney của công ty để làm chương trình trực tiếp nói về cách thu hút độc giả. Điều này thật tuyệt vời phải không?

Làm sao tôi có thể làm được như vậy ư? Bởi tôi đã dành nhiều năm qua để trau dồi kỹ năng, lắng nghe những phản hồi, làm việc chăm chỉ và chứng minh tôi lại có thể làm được.

Mục tiêu của tôi là một ngày nào đó gặp gỡ được CEO của tất cả các công ty kể kên, những người đã từ chối tuyển dụng tôi và cùng trò chuyện với họ về kinh doanh hay viết lách hay tất cả những gì tôi đam mê. Từ Apple cho tới Buffer, Google hay cả Buzzfeed.

Khi bị từ chối, đó là dấu hiệu để bạn hành động. Đó là một phản hồi tích cực cho thấy bạn chưa sẵn sàng thời điểm hiện tại nhưng một ngày nào đó thì có thể.

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM