17 tuổi, tôi đang lo học còn 5 người này đã góp sức cứu cả nhân loại

01/06/2016 08:41 AM | Sống

17 tuổi, bạn đang “vật lộn” với đống bài tập về nhà, những chuyến du lịch hay thậm chí những thay đổi kỳ quặc diễn ra ở tuổi mới lớn… Nhưng có những chàng trai, cô gái trẻ đã góp phần cứu cả nhân loại khi mới 17 tuổi.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hầu hết chúng ta đều vật lộn với những vấn đề muôn thủa của học sinh như bài tập về nhà, thi cử, đi chơi hoặc thậm chí là những thay đổi kỳ quặc diễn ra ở tuổi mới lớn… Tuy nhiên, có rất nhiều bạn trẻ tuổi teen đã bắt tay vào nghiên cứu những vấn đề y khoa của nhân loại như ung thư, bệnh truyền nhiễm và nhiều căn bệnh gây chết người khác.

Dưới đây là 6 gương mặt trẻ đã đạt được thành tựu to lớn trong lĩnh vực y khoa, giúp thay đổi bộ mặt của ngành y tế thế giới.

Angela Zhang

Ban đầu, những tài liệu này đều khá phức tạp đối với Zhang nhưng dần dần cô gái trẻ nhận ra rằng, mình có niềm đam mê lớn đối với lĩnh vực này. Sau đó, khi được tạo cơ hội thực tập trong phòng nghiên cứu thuộc Đại học Standford, Zhang đã đề ra cho bản thân mục tiêu cụ thể đó là chữa trị dứt điểm căn bệnh ung thư đang đe dọa cả nhân loại.

Zhang đề ra lý thuyết nén thuốc trị ung thư vào các viên cấu tạo từ hợp chất cao phân tử, sau đó gắn lên hạt nano rồi truyền vào cơ thể để chúng có thể tự “gắn chặt” vào tế bào bị nhiễm bệnh. Tiếp đến, khi chụp cộng hưởng từ, các bác sĩ có thể theo dõi chính xác vị trí của khối u, sau đó bắn tia hồng ngoại để giải phóng thuốc, tiêu diệt ổ ung thư mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh.

Phương pháp của Zhang đã chứng minh hiệu quả tuyệt với trên những chú chuột bị ung thư, khiến các khối u hầu như biến mất hoàn toàn.

Năm 2011, Zhang tham gia cuộc thi Toán, Khoa học, Công nghệ của Đại học quốc gia Siemens và giành giải thưởng 100.000 USD. Tháng 2/2012, cô gái 17 tuổi tiếp tục tham dự Hội chợ khoa học do Nhà Trắng tổ chức, được gặp gỡ trình bày ý tưởng với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Hiện Zhang là sinh viên ngành kỹ thuật y sinh tại Đại học Harvard (bang Massachusettes, Mỹ). Vào mùa hè, cô gái trẻ trở về Đại học Stanford (bang California, Mỹ) để tiếp tục thực hiện nghiên cứu của mình.

Eric Chen

Nếu bị cúm, bạn chỉ cần ở nhà và nằm xem tivi mà không sợ bị lây lan, nhưng có những loại virus cúm cực kỳ nguy hiểm có thể khiến cho dịch bệnh bùng phát bất cứ lúc nào.
Nếu bị cúm, bạn chỉ cần ở nhà và nằm xem tivi mà không sợ bị lây lan, nhưng có những loại virus cúm cực kỳ nguy hiểm có thể khiến cho dịch bệnh bùng phát bất cứ lúc nào.

Năm 2009, khi virus cúm A (H1N1) hoành hành và phô diễn sức mạnh hủy diệt trên phạm vi thế giới, cậu bé Eric Chen (13 tuổi, sống tại San Diego) đã quyết định phát triển một chương trình máy vi tính giúp tìm hiểu bản chất cấu trúc sinh học của bệnh cúm.

Chen tìm kiếm chất kìm chế yếu tố cốt lõi tạo nên khả năng lây lan của bệnh cúm, đó là protein influenza endonuclease. Sau một thời gian làm việc trong phòng thực nghiệm hóa chất, kết hợp với chương trình máy tính tự lập trình, Chen đã phân loại được 6 chất kìm chế khả năng lây lan cúm từ khoảng nửa triệu đối tượng tiềm năng, tạo hi vọng về những phương thuốc hoặc vắc xin có thể chữa trị, thậm chí ngăn chặn dịch cúm bùng phát.

Năm 2013, khi mới 17 tuổi, Chen đã vinh dự giành chiến thắng trong Hội chợ khoa học do Google tổ chức, Cuộc thi tìm kiếm Tài năng khoa học Intel, Hội thi Toán, Khoa học, Công nghệ của Đại học quốc gia Siemens...

Hiện tại, chàng trai này đang là sinh viên ngành toán và khoa học máy tính tại Đại học Havard (bang Massachusettes, Mỹ), đồng thời còn thực hành nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusettes (MIT).

Joe Landolina

Tại Mỹ, nguyên nhân chủ yếu gây tử vong trên những người dưới độ tuổi 45 là do chấn thương và đây cũng là một trong 4 tác nhân nguy hiểm “giết người” tại Mỹ. Vấn đề tồi tệ nhất có thể xảy ra khi gặp phải chấn thương là cơ và nội tạng của chúng ta bị rách vì lúc đó, bác sĩ không thể dùng garô hoặc đè thật chặt để cầm máu.

Nhận thức được vấn đề này, năm 2011, chàng trai 17 tuổi Joe Landolina đã tham gia cuộc thi ý tưởng kinh doanh tại Đại học New York và giành chiến thắng trước rất nhiều cử nhân, thậm chí tiến sĩ. Tại cuộc thi, Landolina có sáng kiến về một loại gel hoặc bọt thiên nhiên có tác dụng ngăn vết thương và cầm máu.

Sau đó, Landolina đã làm việc cật lực để sáng chế thành công VetiGel, sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thực vật, có tác dụng tự đông cứng khi tiếp xúc với máu hoặc mô sống của con người trong chưa đầy 20 giây. VetiGel hiện đã được Cục quản lý Thực phẩm và Y khoa Mỹ (FDA) công nhận trên động vật, nhưng theo Joe Landolina đến năm 2016 nó có thể được sử dụng trên cơ thể con người.

Serena Fasano

Tại các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba, dịch tiêu chảy gây ra bới vi khuẩn E.coli là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Trung bình mỗi năm có khoảng 6 triệu người chết vì căn bệnh này, trong đó đa phần là trẻ em dưới 2 tuổi.

Năm 2003, trong lúc đang ngồi ăn sữa chua trong nhà tại Howard County, Maryland, cô bé Serena Fasano, 13 tuổi, bắt đầu đọc về các thành phần trên hộp sữa chua và chú ý đến lactobacillus - một loại vi khuẩn “thân thiện” sống bên trong cơ thể người.

Chính điều này đã khơi dậy niềm đam mê trong cô gái trẻ và cô đã dùng các mẫu vi khuẩn E. coli được cha - vốn là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Vi sinh vật màng nhầy thuộc trường y khoa của Đại học Maryland (bang Maryland, Mỹ) - cô lập giúp để trộn vào món sữa chua. Kết quả của thí nghiệm trên cho thấy mẫu nào càng có nhiều sữa chua thì lượng vi khuẩn E. coli tồn tại được càng ít. Fasano chiến thắng tại hội chợ khoa học của trường, nhưng với cô gái trẻ tất cả mới chỉ là bắt đầu.

3 năm sau đó, Fasano đã làm việc cùng một vị bác sĩ tại trường y khoa của Đại học Maryland để truy lùng “tên sát thủ”, cuối cùng phát hiện ra rằng chính lactobacillus đã tiết ra hoạt chất đóng vai trò tiêu diệt khuẩn E. coli.

Tiếp đến, cô gái trẻ phân tách 5 thành phần cấu tạo nên hoạt chất đó và phát hiện ra loại protein “bí ẩn” có tác dụng hủy diệt E. coli. Đến tháng 2/2006, Fasano nhận được bằng sáng chế cho phát hiện của mình. Hiện nay, Serena Fasano là chuyên gia tư vấn, giáo dục về sức khỏe gia đình tại thành phố New York, Mỹ.

Brittany Wenger

Khi mới học lớp 7, cô gái trẻ Brittany Wenger (sinh năm 1994), sống tại quận Sarasota (bang Florida, Mỹ) đã có niềm đam mê với ngành khoa học máy tính, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Vào năm lớp 10, Wenger quyết định sẽ sáng chế ra hệ thống trí thông minh nhân tạo nhằm phục vụ công tác chẩn đoán ung thư vú sau khi người chị họ mắc phải căn bệnh tai ác này.

Thông qua người chị họ, Wenger biết đến FNA - phương pháp chẩn đoán ung thư vú ít xâm nhập, nhanh chóng và rẻ tiền nhất. Tuy vậy, trước đây, FNA thường cho kết quả thiếu chính xác, do đó ít được các bác sĩ tin dùng.

Để tăng tính hiệu quả, Wenger đã sáng chế ra hệ thống Cloud4Cancer, “bộ não” nhân tạo giúp kiểm tra mẫu kết quả từ phương pháp xét nghiệm FNA, sau đó khoanh vùng các đặc điểm chung vô cùng rắc rối mà người thường vốn không đủ khả năng phân lập. Quá trình thực nghiệm cho thấy Cloud4Cancer “nhạy cảm” với 99,1% trường hợp chẩn đoán khối u ác tính, từ đó tăng cường đáng kể mức độ tin cậy đối với phương pháp FNA.

Năm 2012, Wenger tham dự Hội chợ khoa học Google và được mời đến Nhà Trắng nói chuyện với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Hiện tại, cô gái trẻ đang theo đuổi ước mơ trở thành bác sĩ nhi khoa, và nhà nghiên cứu y học tại Đại học Duke.

Khánh Ly

Cùng chuyên mục
XEM