13 từ giúp dân sales bán hàng “bách phát bách trúng” và kiếm được cả tấn tiền
Bán hàng là một nghệ thuật và có những từ mà dân sales bắt buộc phải ghi nhớ để có thể chốt deals nhanh chóng.
Dưới đây là 13 từ giúp dân sales bán hàng “bách phát bách trúng” và kiếm được cả tấn tiền.
1. Bạn - You
Đây là một từ hết sức đặc biệt trong nghệ thuật bán hàng. Từ này nói lên toàn bộ triển vọng và khiến khách hàng cảm thấy họ quan trọng với bạn. Khi bạn đề cập trực tiếp đến những quyền lợi mà khách hàng được hưởng, họ sẽ hài lòng và ngay lập tức mua hàng của bạn. Vì thế, hãy đề cập thẳng đến những thứ thiết thực nhất với khách hàng càng sớm càng tốt.
2. Giá trị - Value
Hãy truyền tải đến khách hàng giá trị thực sự của sản phẩm mà bạn đang cung cấp. Trên thực tế, khách hàng không quan tâm quá nhiều đến những đặc tính hay lợi ích mà sản phẩm mang lại. Cái họ quan tâm là giá trị của sản phẩm có đáp ứng yêu cầu sử dụng hay không. Do đó, bạn càng làm rõ về những thứ mà bạn cung cấp bao nhiêu thì càng dễ thu hút khách hàng bấy nhiêu.
3. Và – And
Trái ngược với từ “nhưng” khi bạn đề cập đến tính năng của sản phẩm, từ “và” sẽ cho khách hàng thấy được những ưu việt của sản phẩm mà bạn đang cung cấp. Chẳng hạn, bạn có thể nói “Tôi biết ông chỉ dành ra 50.000 USD cho sản phẩm này. VÀ hãy để cho tôi giả thích lý do tại sao sản phẩm của chúng tôi lại có giá tới 100.000 USD”.
4. Làm – Do
So với từ “thử (try)” thì từ “làm” có tác dụng thuyết phục hơn rất nhiều. Đây cũng là một từ tạo niềm tin và cho khách hàng biết rằng bạn sẽ có thể làm được, chứ không phải chỉ thử hay sẽ cố gắng. Do đó, thay vì nói “Tôi sẽ cố gắng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của quý ngài”, hãy nói rằng “Tôi sẽ làm tất cả để…”.
5. Hoặc – Or
Từ “hoặc” mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn và nhiều lựa chọn thì ai cũng thích. Hãy đưa ra số lựa chọn nhiều gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với những gì khách hàng có thể lựa chọn để bạn có thể nhận được cái gật đầu quý giá.
6. Liệu rằng – Should we
Bạn hãy đưa ra một lời đề nghị cho khách hàng thay vì bảo họ phải làm thế này, thế kia. Không ai muốn bị yêu cầu làm bất cứ việc gì. Hãy biến lời yêu cầu thành một câu hỏi để thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với khách hàng.
7. Sự đồng thuận – Consensus
Để bán hàng thành công, bạn cần phải có sự đồng thuận từ cấp trên. Do vậy, việc được hỗ trợ từ nhiều phía sẽ là yếu tố quan trọng quyết định thành công trong bán hàng.
8. Tưởng tượng – Imagine
Hãy cố gắng truyền tải những thông điệp ý nghĩa đến khách hàng thông qua nghệ thuật kể chuyện. Đó không đơn giản chỉ là kể một câu chuyện mà bạn cần phải có những chiến lược và trí tưởng tượng để có thể “lôi kéo” khách hàng, giúp họ hình dung ra những lợi ích lớn hơn từ sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
9. Nhìn, nghe, thấy – See, hear, show
Dùng các từ ngữ chỉ cảm giác mạnh sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng. Vì vậy, thay vì dùng một từ đơn, bạn có thể dùng một nhóm từ để giúp họ hình dung rõ ràng hơn về sản phẩm.
10. Gọi tên khách hàng
Việc bạn gọi đúng tên của khách hàng được coi là nguyên tắc sống còn trong bán hàng. Điều này cho thấy rằng bạn tôn trọng khách hàng và ghi nhớ mọi chi tiết về khách hàng đó. Khách hàng cũng sẽ chú ý lắng nghe bạn nói hơn khi họ được nghe chính tên mình.
11. Dùng những từ mạnh
Hãy dùng những tính từ mạnh để mô tả về sản phẩm và thu hút sự chú ý của khách hàng. Thay vì nói “Sản phẩm này được thiết kế bằng công nghệ hiện đại”, hãy nói rằng “Sản phẩm của chúng tôi được thiết kế bằng công nghệ CỰC KỲ hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu…”
12. Bởi vì – Because
Từ “bởi vì” giúp bạn giải thích lý do cho hành động của mình. Theo các chuyên gia đến từ Đại học Harvard, việc bạn đưa ra lý do trong lời đề nghị giúp tăng khả năng thành công thêm 20%. Chẳng hạn, bạn phải đứng xếp hàng thanh toán trước một siêu thị rất đông người, nếu bạn nói “Phiền anh cho tôi thanh toán trước BỞI VÌ tôi phải đi đón con ngay bây giờ”, chắc chắn đối phương sẽ vui vẻ nhường chỗ cho bạn ngay lập tức.
13. Cơ hội – Opportunity
Ai cũng muốn học hỏi, rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm quá khứ. Khách hàng cũng có những sai lầm hoặc vấn đề mà họ chưa giải quyết được, họ tìm đến sản phẩm của bạn và nhiệm vụ của bạn là giúp họ khắc phục sai lầm đó. Hãy chỉ ra cho khách hàng thấy được CƠ HỘI để giải quyết vấn đề của họ.