12 loại cây cảnh được NASA gợi ý nên trồng trong nhà để lọc không khí và cải thiện sức khỏe
Có rất nhiều loại cây cảnh để bạn có thể lựa chọn trồng trong nhà, vừa làm đẹp không gian vừa bảo vệ, cải thiện sức khỏe.
Khi ô nhiễm không khí đã trở thành mối lo thường trực, điều quan trọng chính là lựa chọn trồng cây trong nhà. Dưới đây là một số loại cây trồng trong nhà được NASA khuyến nghị nên trồng.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, không khí trong nhà an toàn hơn không khí ngoài trời, nhưng điều đó là một sai lầm lớn. Vật liệu xây dựng tổng hợp và các chất hữu cơ khác nhau dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi NASA và Hiệp hội Nhà thầu Cảnh quan Hoa Kỳ (ALCA) vào năm 1989, người ta đã chứng minh rằng một số cây trồng trong nhà có thể loại bỏ được tác nhân độc hại từ không khí một cách tự nhiên.
1. Cây thường xuân
Cây thường xuân có thể trồng nhiều năm, chúng có độ mềm mại và xanh tươi, dễ trồng và dễ chăm. Cây rất hữu ích trong việc làm sạch benzen và toluen. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, cây thường xuân còn có thể làm giảm nấm mốc trong nhà.
2. Cây nhền nhện
Cây nhền nhện rất dễ sống, chúng còn thường xuyên ra hoa và mọc cây con từ cây mẹ. Những nhánh chùm nhền nhện được treo lơ lửng trên những cành hoa vô cùng đẹp mắt, giúp không gian có thêm sức sống. Cây nhền nhện cũng rất hữu ích trong việc loại bỏ carbon monoxide, formaldehyde, xylen và toluen.
3. Hoa lan Ý
Hoa lan Ý là loại cây trồng trong nhà khá phổ biến. Chúng dễ dàng duy trì và làm sạch không khí trong nhà khỏi xylene, benzen, formaldehyde, amoniac, toluen.
4. Thường xanh
Cây thường xanh cũng khá dễ trồng, được chọn lựa để làm đẹp cho ngôi nhà của bạn. Chúng thường hút các chất độc trong không khí như benzen và formandehit.
5. Cọ tre
Trong số nhiều loại cây cọ, cọ tre thích hợp nhất với điều kiện mát mẻ bên trong nhà. Cọ tre cũng đứng đầu trong danh sách các loại cây trồng được NASA khuyên trồng bởi chúng có thể lọc benzen và trichloroethylene.
6. Cây si
Cây si có tên khoa học là Ficus benjamina. Đây là loại cây ưa sáng, có khả năng lọc bỏ nhiều chất độc hại như fomandehit, tolue, xylen.
7. Hoa đồng tiền
Cây hoa đồng tiền nổi tiếng với vẻ đẹp nhẹ nhàng, rực rỡ nhưng không kém phần tươi sáng. Cây cũng có tác dụng loại bỏ chất hóa học ảnh hưởng đến các bệnh bạch cầu.
8. Cây huyết dụ
Cây huyết dụ là loại cây dễ trồng với những chiếc lá dài và nhọn màu xanh lục, các cạnh có màu đỏ. Cây huyết dụ có khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm như formaldehyde, benzen, trichloroethylene và carbon dioxide.
9. Cây tai voi
Cây tai voi có những chiếc lá to vô cùng thú vị. Đây là cây trồng cần ít ánh sáng, phát triển tốt trong bóng râm và lý tưởng để loại bỏ formaldehyde cùng các chất gây dị ứng trong không khí.
10. Cây hoa cúc
Hoa cúc có thể phát triển trong nhà nếu bạn đặt ở bệ cửa sổ đầy nắng. Những loại cây ra hoa như hoa cúc có khả năng loại bỏ các chất độc như formaldehyde, amoniac, xylen, toluen, benzen, formaldehyde và trichloroethylene.
11. Cây lô hội
Bạn chắc hẳn đã nghe nói về nhiều lợi ích của lô hội. Nó là một loại cây mọng nước làm thuốc phổ biến không chỉ làm đẹp nội thất mà còn loại bỏ các chất độc hại. Trong nghiên cứu do NASA thực hiện, cây lô hội có thể loại bỏ thành công 1555 microgram formaldehyde với diện tích lá là 713 trong một buồng thí nghiệm khép kín.
12. Cây hồng môn
Tên khoa học: Enthurium andraeanum
Cây hồng môn không chỉ giữ ẩm tốt mà còn hấp thụ nhiều chất độc như xylen, toluene trong không khí và chuyển đổi chúng thành các chất vô hại.
Lưu ý: Một số cây cảnh có thể là chất độc đối với vật nuôi trong nhà: chó, mèo… Bạn hãy kiểm tra danh sách những cây trồng có thể gây hại với thú cưng trước khi mang về trồng trong nhà.
Những hóa chất độc hại có trong không khí
Tricloetylen: Thường có trong mực in, sơn, sơn màu, sơn dầu, chất kết dính, hóa chất tẩy sơn. Người tiếp xúc tricloetylen trong thời gian ngắn có thể thấy khó chịu, chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, buồn nôn và hôn mê.
Fomandehit: Tìm thấy trong đồ nhựa, giấy nến, giấy sáp, giấy lau mặt, khăn giấy, ván gỗ Okal, ván ép, gỗ dán, vải tổng hợp. Tiếp xúc chất này trong thời gian ngắn có thể gây dị ứng, ngứa mũi, miệng và họng, trong một số trường hợp nặng có thể sưng thanh quản và phổi hoặc gây bệnh về da.
Benzen: Thường được sử dụng để làm nhựa tổng hợp, nhựa, dầu công nghiệp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, sản phẩm làm sạch. Benzen còn được tìm thấy trong khói thuốc, khói xe cộ, keo dán, sơn và sáp thực vật. Người tiếp xúc với benzen trong thời gian ngắn có thể bị dị ứng mũi, buồn ngủ, chóng mặt, tim đập nhanh, đau đầu, lú lẫn và một số trường hợp có thể bị bất tỉnh.
Xylen: Được tìm thấy trong cao su, sản phẩm thuộc da, ngành công nghiệp sơn, khỏi thuốc và khói xe cộ. Tiếp xúc với xylen trong thời gian gắn có thể khiến miệng và họng khó chịu, chóng mặt, đau đầu, lú lẫn, các vấn đề về tìm, đe dọa tới gan, thận và có thể hôn mê.
Amoniac: Được tìm thấy ở chất tẩy rửa, nước cọ sàn, phân bón, các linh kiện máy tính. Tiếp xúc với chất này trong thời gian ngắn có thể khiến mắt dị ứng, ho và đau họng.