102 từ của ông Trump thổi bay 1.300 tỷ USD như thế nào?

09/05/2019 16:00 PM | Kinh doanh

Thị trường đã bị sốc bởi các diễn biến trong vài tuần trước đó nhen nhóm lên niềm tin rằng các cuộc đàm phán về quan hệ thương mại giữa hai bên đang "xuôi chèo mát mái".

Tuần này, thị trường tài chính quốc tế lại được một phen sóng gió vì những dòng tweet của ông Trump . Không chỉ khiến thị trường lao dốc, lời đe dọa sẽ tăng thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Mỹ đã khiến mức độ biến động của thị trường tăng vọt với chỉ số VIX tăng 50% chỉ trong 2 ngày, chạm mốc 20 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 1. Tổng giá trị vốn hóa của chứng khoán toàn cầu sụt giảm 1.360 tỷ USD.

102 từ của ông Trump thổi bay 1.300 tỷ USD như thế nào? - Ảnh 1.

Giá trị vốn hóa của chỉ số MSCI World Index sụt mạnh sau dòng tweet của ông Trump. Nguồn: Bloomberg.


Có thể nói thị trường đã bị sốc bởi các diễn biến trong vài tuần trước đó nhen nhóm lên niềm tin rằng các cuộc đàm phán về quan hệ thương mại giữa hai bên đang "xuôi chèo mát mái". Bên cạnh đó xu hướng "bồ câu" (nghiêng về hạ lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ) của các NHTW cùng với lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ tốt hơn dự đoán càng củng cố thêm tâm trạng lạc quan của các nhà đầu tư.

102 từ khiến thị trường toàn cầu đảo lộn (tạm dịch): "10 tháng qua, Trung Quốc đã phải trả cho Mỹ mức thuế 25% trên số hàng hóa công nghệ cao trị giá 50 tỷ USD và 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa khác. Các khoản thuế này góp phần tạo nên kết quả tuyệt vời của kinh tế Mỹ. Vào thứ 6 tới con số 10% sẽ tăng lên 25%. 325 tỷ USD hàng hóa mà Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đang không bị đánh thuế, nhưng chúng sẽ sớm chịu mức thuế 25%. Các loại thuế này ảnh hưởng rất nhỏ đến chi phí sản xuất của Mỹ mà phần lớn là do Trung Quốc gánh chịu. Đàm phán với Trung Quốc vẫn tiếp tục nhưng khá chậm chạp bởi vì Trung Quốc muốn thương lượng lại. Không!"

102 từ của ông Trump thổi bay 1.300 tỷ USD như thế nào? - Ảnh 2.

Kerry Craig, chiến lược gia tại JPMorgan Asset Management, vẫn tin rằng 2 bên sẽ đạt được thỏa thuận thương mại nhưng thời gian đàm phán sẽ lâu hơn so với dự kiến ban đầu. Ông cho rằng đợt điều chỉnh vừa rồi của thị trường cũng xuất phát từ việc các nhà đầu tư cần 1 lý do để chốt lời sau thời gian thị trường tăng điểm mạnh mẽ vừa qua. Rõ ràng là nhiều nhà đầu tư đang tái cấu trúc lại danh mục với tâm trạng thận trọng hơn.

Tuy nhiên trong bối cảnh các NHTW thiên về nới lỏng chính sách tiền tệ như hiện nay, thị trường ở thời điểm này hoàn toàn khác so với năm ngoái, khi cả Mỹ và Trung Quốc đều thắt chặt chính sách tiền tệ, theo nhận định của Alex Wong, chuyên gia tại Ample Capital Ltd (Hồng Kông).

Wong tỏ ra lạc quan khi cho rằng kể cả khi 2 bên không đạt được thỏa thuận nào thì tác động cũng không quá lớn.

Giờ đây mọi chuyện phụ thuộc vào điều gì diễn ra ở Washington trong hai ngày 9/5 và 10/5, khi những nhà đàm phán thương mại hàng đầu của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới ngồi lại với nhau.

Theo An Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM