10 cách giúp con bạn tự tin đến hết cuộc đời: Càng đọc càng thấy cha mẹ Việt mắc phải những sai lầm tai hại

25/07/2019 14:15 PM | Sống

Tự tin là một trong những món quà tốt nhất mà cha mẹ có thể dành tặng cho con cái. Karpick Hart, một nhà tâm lý học với 15 cuốn sách nuôi dạy con cái nói rằng những đứa trẻ không tự tin, không muốn thử những thử thách mới vì chúng sợ thất bại hoặc sợ làm người khác thất vọng. Điều này có thể cản trở cuộc sống tương lai cũng như sự thành công trong sự nghiệp của của con cái sau này.

Kẻ thù của sự tự tin chính là sự thất vọng và sợ hãi. Vì vậy, là cha mẹ công việc của bạn là khuyến khích và hỗ trợ con cái cố gắng giải quyết những khó khăn khi trẻ gặp phải.

Dưới đây là 10 lời khuyên để phát triển sự tự tin của con bạn.

1. Dù con có thắng hay thua thì bố mẹ cũng nên cổ vũ sự nỗ lực của con

Trong quá trình trưởng thành của con, quá trình luôn luôn quan trọng hơn mục đích. Do đó, bất luận là con bạn đã ghi được bàn thắng cho đội của con hay là không cẩn thận đá bóng ra ngoài thì cũng đều phải cổ vũ cho nỗ lực của con. Các con không nên vì những trải nghiệm này mà cảm thấy xấu hổ. Nhìn từ góc độ lâu dài, không ngừng nỗ lực so với việc lúc này làm tốt, lúc khác làm không tốt thì có thể xây dựng được lòng tin hơn.

10 cách giúp con bạn tự tin đến hết cuộc đời: Càng đọc càng thấy cha mẹ Việt mắc phải những sai lầm tai hại  - Ảnh 1.

2. Khuyến khích thực hành để bồi dưỡng năng lực

Cổ vũ con bạn luyện tập với những môn học mà con bạn thích thú, nhưng không nên gây áp lực nhiều cho con cái. 

Thần đồng piano Harmony Shu từng nói với người dẫn chương trình trong talkshow nổi tiếng Alan rằng, cô ấy từ 3 tuổi bắt đầu luyện đánh đàn. Luyện tập giúp cô ấy có thêm kỳ vọng vào bản thân và dần dần xây dựng lòng tin vào chính mình.

3. Để con cái tự giải quyết vấn đề

Nếu bạn giúp con giải quyết mọi chuyện thì con bạn mãi mãi không thể phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề và tự tin đối diện vấn đề. 

Sự giúp đỡ của cha mẹ có thể ngăn cản đứa trẻ từ việc tự tìm cách giải quyết vấn đề của mình để từ đó có được sự tự tin, cũng là cản trở con cái tự đi phát hiện vấn đề. Hay nói một cách khác là tốt nhất để con cái của bạn thất bại hoặc thất vọng một vài lần, chỉ có như vậy chúng mới học được cách làm thế nào để giải quyết vấn đề.

4. Để con bạn thể hiện theo đúng lứa tuổi của nó

Đừng mong con bạn cư xử như một người lớn. Khi một đứa trẻ cảm thấy chỉ có làm như cha mẹ của nó mới là tốt, thì cái tiêu chuẩn phi thực tế này có thể sẽ ngăn cản sự nỗ lực của những đứa trẻ. 

Nỗ lực để đáp ứng sự kỳ vọng của cha mẹ sẽ làm giảm sự tự tin của đứa trẻ. Chính vì thế cha mẹ hãy để các con sống với đúng lứa tuổi của chúng.

10 cách giúp con bạn tự tin đến hết cuộc đời: Càng đọc càng thấy cha mẹ Việt mắc phải những sai lầm tai hại  - Ảnh 2.

5. Cổ vũ tính tò mò của con

Có lúc, có nhiều chuyện chẳng đâu vào đâu của con cái mà lại khiến con bạn phiền não, nhưng điều này cũng vẫn cần khuyến khích con. Đưa ra vấn đề cũng có lợi cho sự trưởng thành của đứa trẻ, bởi vì nó có ý nghĩa rằng bọn trẻ đã ý thức được " có những vấn đề mà chúng không biết…." có một thế giới tri thức mà chúng chưa từng đi qua hay chưa từng nhìn thấy. 

Khi con bạn bắt đầu đi học, những đứa trẻ đến từ những gia đình cổ vũ con cái tự đưa ra những vấn đề so với những đứa trẻ khác sẽ ưu tú hơn, bởi vì chúng đã được rèn luyện, và chúng tự tin từ chính cha mẹ của mình, điều này cũng có nghĩa là tự tin với chính thầy cô của chúng. Nói một cách khác chúng biết cách làm thế nào để học tập đạt kết quả tốt và nhanh nhất.

6. Cho con những thử thách mới

Để con của bạn biết được rằng chúng có thể đạt được kết quả tuyệt vời bằng cách thiết lập và hoàn thành các mục tiêu nhỏ, cũng giống như đi xe đạp không có hai bánh xe phụ. Cha mẹ có thể thông qua việc tăng thêm những trách nhiệm mà con phải hoàn thành để bồi dưỡng sự tự tin của trẻ, tạo cho chúng cảm giác hứng thú khám phá những thử thách mới.

Tránh tạo cho con những ngoại lệ hoặc đường tắt

Đối xử đặc biệt có thể khiến con thiếu hụt sự tự tin. Quyền lực không thể thay thế niềm tin. Không nên lợi dụng mối quan hệ của bạn để con bạn được học ở trường tốt, khiến con thích được biểu dương, mà nên để cho con cái tự nỗ lực, cho con hiểu được để có được thành quả thì chúng ta phải tự xây dựng bằng chính năng lực của bản thân thay vì lúc nào cũng nhờ vả người khác.

8. Không được phê bình sự nỗ lực của con cái

Không có gì khó chịu bằng việc cha mẹ chỉ trích những nỗ lực của trẻ. Bạn có thể có những phản ứng hoặc kiến nghị nhưng tuyệt đối không được nói với bọn trẻ rằng con làm không tốt. 

Nếu đứa trẻ nhà bạn sợ thất bại, chính là vì chúng lo lắng việc chúng làm sẽ khiến bạn tức giận hoặc thất vọng, con trẻ sẽ mãi mãi không dám làm những viêc mới. Trong trường hợp thông thường, những lời phê bình của cha mẹ sẽ làm giảm sự tự phê bình và suy nghĩ tích cực của đứa trẻ.

9. Lấy những thất bại làm nền tảng cho việc học tập

Học hỏi từ chính những sai lầm hay thất bại có thể xây dựng được sự tự tin. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi bạn là cha mẹ và coi sai lầm hoặc thất bại là cơ hội để học hỏi và phát triển. Không nên quá bao bọc con cái bạn. Thỉnh thoảng cho phép con cái làm mọi thứ rối tung lên, giúp chúng hiểu được lần sau làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ. 

Các phụ huynh nên nghĩ rằng sai lầm là cơ hội để giáo dục con cái không sợ thất bại.

10 cách giúp con bạn tự tin đến hết cuộc đời: Càng đọc càng thấy cha mẹ Việt mắc phải những sai lầm tai hại  - Ảnh 3.

10. Mở ra một trải nghiệm mới

Làm cha mẹ, bạn có trách nhiệm gia tăng những kinh nghiệm cũng như cơ hội tiếp xúc với cuộc sống cho con cái, như vậy mới có thể bồi dưỡng sự tự tin để đối mặt với thế giới rộng lớn này. 

Để con cái tiếp xúc với những sự vật mới, cho dù những tiếp xúc đó có đáng sợ và không giống nhau như thế nào thì con cái vẫn có thể khắc phục theo cách riêng của chúng.

Tóm lại

Trong những đặc điểm thể chất của trẻ thì sự tự tin dễ dàng bị thay đổi thông qua những hành vi của cha mẹ, do đó bồi dưỡng một đứa trẻ tự tin không khó, nếu con bạn không tự tin, thì hãy làm theo 10 cách trên, kiên trì đến cùng thì con bạn sẽ tự tin lên đấy.

Nguyễn Hiền

Cùng chuyên mục
XEM