Sếp nên làm gì để ra quyết định khiến nhân viên tâm phục khẩu phục?

18/04/2016 14:25 PM | Kinh doanh

Nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên thường sẽ làm theo những quyết định. Và tin tốt là có cách để luôn ra quyết định tốt nhờ vào áp dụng thực tiễn kết hợp công nghệ dựa trên nền tảng kinh tế học hành vi.

Các nhà quản lý thường đưa ra khoảng 3 tỷ quyết định mỗi năm, và phần lớn những quyết định đó nếu có thể làm lại thì thường tốt hơn. Quyết định là công cụ mạnh nhất của nhà quản lý để có thể khiến công việc xuôn sẻ.

Việc thiết lập những mục tiêu (một công cụ khác) như một sự khao khát, nhưng chỉ có những quyết định mới thực sự thúc đẩy hành động. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên thường sẽ làm theo những quyết định. Và tin tốt là có cách để luôn ra quyết định tốt nhờ vào áp dụng thực tiễn kết hợp công nghệ dựa trên nền tảng kinh tế học hành vi.

Trong một nghiên cứu trên 100 nhà quản lý, thì 90% người ra quyết định dựa trên thực tiễn trong quá khứ có thể đạt kết quả mong đợi, và 40% thì vượt quá (trong khi những quản lý ra quyết định dựa trên việc thiết lập mục tiêu thì chỉ có thể đạt 30% mong đợi). Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra các quyết định hiệu quả giúp tăng số lượng quyết định đúng đắn trong kinh doanh gấp 6 lần và giảm tới một nửa thất bại.

Mặc dù ra quyết định dựa trên thực tế có tiềm năng lớn, nhưng nhiều tổ chức vẫn không dùng. Thực tế chỉ có khoảng 2% quản lý và giám đốc điều hành thường xuyên sửa dụng những thực tiễn tốt trong quá khứ để ra quyết định, và có rất ít công ty có hệ thống đo lường và cải thiện các quyết định theo thời gian. Để thu hẹp khoảng cách giữa cái gọi là tiềm năng và thực tế, điều quan trọng là phải biết lý do tại sao.

Lý do đầu tiên là lịch sử. Việc đưa ra quyết định có chiều dài lịch sử hơn cả nghệ thuật lẫn khoa học. Một phần, bởi hầu hết các quản lý trước đây ít có khả năng tiếp cận thông tin như ngày nay. Ít các công cụ quyết định được sử dụng rộng rãi, và danh sách những ưu và khuyết điểm – được Banjamin Franklin phổ biến gần như là thông dụng nhất – và giờ công cụ này đã có 250 năm tuổi đời.

Lý do thứ hai: Tâm lý học. Thực tế cho thấy chúng ta đang dự đoán bất hợp lý. Các nhà kinh tế học hành vi đã phát hiện ra một loạt những vấn đề tinh thần và thành kiến đã khiến chúng ta nhận thực sai lệch và ẩn dấu những quyết định sáng suốt. Hơn nữa, hầu hết các quyết định kinh doanh được tạo ra dưới áp lực căng thẳng, vì thế chúng ta thường dựa vào cảm xúc và trực giác để giảm bớt sự khó chịu về mặt tinh thần. Quyết định là công việc khó khăn, cần phải có một tinh thần mạnh mẽ để đưa ra và hoàn thành.

Và lý do cuối cùng là công nghệ. Phần mềm doanh nghiệp đã tự động hóa nhiều công việc quản lý trong 40 năm qua. Sự thay đổi đó được hình thành dựa trên nền tảng những quyêt định tốt, nhưng nó để lại những công việc còn dang dở. Kinh tế học hành vi chỉ ra rằng cung cấp các thông tin càng phức tạp và mơ hồ chỉ giúp các quản lý và nhóm của họ một phần nhỏ trong việc giải quyết những thách thức chính mà họ cần vượt qua. Kết quả là, doanh nghiệp không thể thấy những cải tiếp đáng kể trong việc ra quyết định bằng những công cụ dữ liệu lớn đến từ SAP, Oracle, IBM hay Salesforce.

Vậy cần phải làm cái gì để ra quyết định tốt?

Sau những nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng cách tốt nhất để đưa ra những quyết định sáng suốt là thực hiện một danh sách kiểm tra đơn giản. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý rằng chỉ hiểu những thứ trong danh sách là không đủ, mà danh sách này cần sử dụng hiệu quả, để những định kiến của chúng ta không đi quá xa bởi lẽ chúng ta luôn biết chúng ở đó. Vì thế sau mỗi lần bạn quyết định, sử dụng những bước sau như một công cụ để chống lại những thành kiến của bản thân:

1. Viết ra 5 mục tiêu có sẵn hay ưu tiên sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định của bạn. Tập trung vào đâu là thứ quan trọng sẽ giúp bạn tránh được bẫy hợp lý hóa những lý do để bạn quyết định vậy sau khi xem xét những thực tế có thể gặp phải.

2. Viết ra ít nhất 3, tốt nhất 4 hoặc hơn những cách thực tế có thể thay thế quyết định của bạn. Điều này tốn chút sức và sự sáng tạo nhưng không có cách nào tốt hơn để nâng cao khả năng ra quyết định bằng việc mở rộng sự lựa chọn của bạn.

3. Viết ra những thông tin quan trọng nhất mà bạn đang bỏ qua. Chúng ta thường có nguy cơ bỏ qua những điều chúng ta không biết bởi chúng ta bị phân tâm bởi những gì chúng ta biết, đặc biệt trong thời kỳ thông tin phong phú như ngày nay.

4. Viết ra những tác động mà quyết định của bạn ảnh hưởng trong 1 năm tới. Đưa ra câu chuyện ngắn gọn về những kết quả dự kiến từ quyết định giúp bạn xác định các tình huống tương tự, điều có thể cho bạn những quan điểm hữu ích.

5. Mời nhóm của bạn tối thiểu hai nhưng đừng vượt quá 6 người. Nghe nhiều quan điểm sẽ làm giảm định kiến của bạn và gia tăng nhiều quyết định tốt – nhưng nhóm quá lớn sẽ có tác dụng ngược lại.

6. Viết ra những gì đã quyết định, cũng như tại sao và nhóm đã hỗ trợ quyết định đó ra sao. Viết ra giúp tăng cam kết và thiết lập những cơ sở đo lường kết quả quyết định.

7. Theo sát kết quả từ quyết định của mình trong 1-2 tháng tới. Chúng ta thường quên kiểm tra khi quyết định kém, thiếu cơ hội để sửa chữa và học từ những gì dã xảy ra.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra những quản lý theo 7 bước trên thường tiết kiệm tới 10 giờ thảo luận, quyết định nhanh hơn 10 ngày và cải thiện 20% kết quả từ quyết định của mình.

Ngọc Quân

Cùng chuyên mục
XEM