Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý rốt cuộc ai hơn ai? Sau khi Gia Cát Lượng mất, Tôn Quyền nói ra đáp án

19/11/2019 20:44 PM | Sống

Đấu với nhau mười mấy năm trời, còn chưa phân được cao thấp, thắng thua thì một người đã chết vì bệnh, khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối, Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, rốt cuộc ai hơn ai, sau khi Gia Cát Lượng mất, Tôn Quyền đã nói ra đáp án.

Mỗi một thời đại huy hoàng luôn tồn tại hai đối thủ truyền kiếp, sự so tài của họ cũng sẽ ảnh hưởng tới hướng đi của cả một thời đại. Thời Xuân thu chiến Quốc có Tôn Tẫn và Bàng Quyên, hai người họ đều là môn đồ của Quỷ Cốc Tử nhưng cuối cùng lại tàn sát lẫn nhau, cuối cùng Tôn Tẫn giành chiến thắng đưa nước Tề lên làm bá chủ. 

Thời Sở Hán tranh hùng, Hạng Vũ và Lưu Bang cũng như vậy, sau khi diệt Tần, hai người họ tranh đoạt thiên hạ, trải qua vô vàn khó khăn, Lưu Bang cuối cùng đã thắng Hạng Vũ. Đến thời Tam Quốc lại xuất hiện hai người là Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, hai người họ một người lãnh đạo Thục Hán Bắc phạt, một người lãnh đạo quân Tào chống lại, hai người đấu với nhau mười mấy năm trời, còn chưa phân được cao thấp, thắng thua thì một người đã chết vì bệnh, khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, rốt cuộc ai hơn ai, sau khi Gia Cát Lượng mất, Tôn Quyền đã nói ra đáp án.

Thì ra, sau khi Gia Cát Lượng qua đời ở gò Ngũ Trượng, tin này được truyền tới tai Tôn Quyền, Tôn Quyền khi đó đã cảm thán rằng: "Tư Mã Công thiện dụng binh, biến hóa như thần, sở hướng vô tiền", ý muốn nói tài dụng binh và mưu lược của Tư Mã ý là đỉnh nhất, Gia Cát Lượng không thể bì kịp. 

Tôn Quyền sở dĩ có thể cùng tranh thiên hạ với Tào Tháo và Lưu Bị, âu cũng là bởi ông cũng là người rất có năng lực và tầm nhìn, vậy vì sao Tôn Quyền lại cho rằng như vậy?

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý rốt cuộc ai hơn ai? Sau khi Gia Cát Lượng mất, Tôn Quyền nói ra đáp án - Ảnh 1.

Nhân vật Tôn Quyền trên màn ảnh

Đầu tiên, Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý giống nhau, hai người đều trưởng thành trong môi trường đèn sách, ngay từ khi còn trẻ đã nổi tiếng trong ngoài. Năm đó, khi Gia Cát Lượng theo học Tư Mã Huy, Tư Mã Huy đã rất khen ngợi tài hoa của Khổng Minh, còn đặt cho ông biệt danh là Ngọa Long, vì vậy mà Lưu Bị phải năm lần bảy lượt đến mời Gia Cát Lượng. 

Bản thân Tư Mã Ý cũng đã nổi tiếng ngay từ khi còn trẻ, thiên hạ trong ngoài không ai không biết đến Hà Đông có một Tư Mã Ý mệnh danh Chúng Hổ, Tào Tháo vì muốn có được Tư Mã Ý, cũng đã sử dụng không biết bao nhiêu thủ đoạn, thậm chí phải lấy tính mạng của người nhà ra để uy hiếp Tư Mã ý về làm việc cho mình.

Hai người sau khi lập nghiệp cũng giống nhau, đều gia nhập hai công ty lớn với thân phận quân sư, rồi dần dần trở thành tầng lớp lãnh đạo, nắm quyền lực quân sự trong tay. Điểm khác nhau nằm ở năng lực thống binh, Gia Cát Lượng ngay từ lần đầu Bắc phạt cho tới khi mất, suốt mười mấy năm đối đầu với Tư Mã Ý đã lộ ra rằng mưu trí và năng lực thống binh đều không bằng Tư Mã Ý. 

Lần Bắc phạt lần thứ nhất nhân lúc quân Ngụy không chú ý đã phái Triệu Vân chiếm được Tây Bắc 3 quận, sau đó phái Mã Tắc trấn thủ Nhai Đình, nhưngTư Mã Ý vừa nhìn đã ra ngay được tình hình, quyết định từ bỏ 3 quận Tây Bắc đồng thời phái đại quân đi công đánh Nhai Đình. 

Kết quả sau này thì mọi người cũng đều đã thấy, sau khi Nhai Đình mất, Tư Mã Ý đem đại quân đi vây đánh Triệu Vân, sau đó bất ngờ đánh úp khiến Gia Cát Lượng suýt chút nữa chết trên chiến trường.

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý rốt cuộc ai hơn ai? Sau khi Gia Cát Lượng mất, Tôn Quyền nói ra đáp án - Ảnh 2.

Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng trên màn ảnh nhỏ

Lần thứ hai là khi hai bên giằng co ở Trần Thương đạo, Tư Mã Ý biết Gia Cát Lượng sở hữu thứ vũ khí vô cùng mạnh đó là nỏ liên hoàn, vì vậy không lựa chọn đối kháng trực tiếp với quân Thục, bởi quân Ngụy đang ở thế yếu hơn. 

Tư Mã Ý tính kế đánh vào nội bộ của quân Thục, lén sai người xúi giục người phụ trách vận chuyển quân lương của quân Thục thất chức, cố tình không vận chuyển quân lương đến kịp thời, khiến quân Thục vì không đủ lương thảo mà phải rút lui, Tư Mã Ý cũng nhờ vậy mà giành được thắng lợi mà không tốn chút binh đao nào.

Hơn nữa, sự khác biệt giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý còn nằm ở việc bồi dưỡng nhân tài. Mọi chuyện lớn nhỏ trên dưới của Thục Hán đều do một tay Gia Cát Lượng phụ trách, đồng thời cũng trực tiếp bỏ quên việc bồi dưỡng nhân tài, khiến Thục Hán mất đi người kế nhiệm đủ năng lực. 

Nhưng Tư Mã Ý lại khác, ông rất coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài, Tư Mã Sư, Tư Mã Chiêu, những người này không cần phải nói, ngoài ra Đặng Ngải, Chung Hội, Trương Hổ, Long Hội, Giả Sung... đều là Tư Mã Ý bồi dưỡng ra, Thục quốc và Đông Ngô sau này cũng là bị những người này đánh bại. Vì vậy, Tư Mã Ý bất kể là về mưu lược hay năng lực toàn diện đều cao hơn Gia Cát Lượng.

Alexx

Cùng chuyên mục
XEM