Các ứng dụng tin nhắn đang muốn mọi người bỏ điện thoại ra và gặp nhau
Những doanh nghiệp thành công trong nền kinh tế diện tử nên nhận ra rằng: để thành công trên các nền tảng cộng đồng xã hội trực tuyến đòi hỏi nhiều hơn là chỉ là hiện diện online.
Con người ngày càng dành nhiều thời gian trên các thiết bị điện thoại thông minh. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Điện tử Người tiêu dùng (CEA), chỉ trên điện thoại thông minh, trung bình mỗi ngày người sử dụng dành ra 23 phút nói chuyện, 20 phút nhắn tin, 18 phút email và 11 phút trên các mạng xã hội.
Mặc dù các kết nối di động luôn được các doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn, các kết nối này cũng đang dần thay đổi cách mọi người mua sắm, hoà nhập xã hội và vui chơi. Vì vậy, các tương tác trực tiếp vẫn nên được nhấn mạnh trong kinh doanh và trong cuộc sống.
Sự lên ngôi của cộng đồng kinh doanh trực tuyến
Tuy các mạng xã hội như Facebook và Instagram vẫn giữ vị trí thống trị với các ứng dụng xây dựng cộng đồng, người sử dụng ngày càng trở nên thiếu gắn kết. Họ chỉ nhìn lướt qua newsfeed thay vì chủ động tham gia vào câu chuyện. Mặt khác, những ứng dụng chat trên di động như Kakao Talk hay Line cũng dần trở nên ngày càng phổ biến tại châu Á. Các cuộc hội thoại từng chỉ diễn ra trên mạng xã hội thì nay diễn ra cả trên các ứng dụng chat như vậy.
Những doanh nghiệp thành công trong nền kinh tế diện tử nên nhận ra rằng: để thành công trên các nền tảng cộng đồng xã hội trực tuyến đòi hỏi nhiều hơn là chỉ là hiện diện online. Để thành công trong thời đại kết nối, các doanh nghiệp nên nâng cấp các cộng đồng xã hội di động thành một công cụ để xây dựng các tương tác trực tiếp 1:1; tìm kiếm thêm các cách tiếp cận mới và cá nhân hóa hơn để trao đổi với người tiêu dùng cũng như tạo nền tảng tiên tiến cho các cộng đồng này phát triển.
Các công cụ này cho phép các công ty có thể cân nhắc lại các chiến lược xã hội, đảm bảo các nội dung của mình sẽ thuyết phục được ngay cả những người dùng thiếu gắn kết tham gia.
Bên cạnh sự phát triển về cộng đồng doanh nghiệp, một số ứng dụng chat địa phương nhanh chóng nhận ra tiềm năng của thương mại O2O (Online to Offline), đã tìm kiếm những nền tảng cho phép người sử dụng có thể tìm hiểu thương hiệu, khảo sát sản phẩm và thanh toán qua điện thoại.
Những nhà bán lẻ ngày nay không những phải lo lắng về bán lẻ điện tử mà còn phải lo lắng về sự lên ngôi của bán lẻ di động - những nhà bán lẻ qua giao diện đơn giản và thân thiện với người dùng trên điện thoại di động. Giờ đây người ta có thể bán và mua sản phẩm cá nhân giữa người dùng với người dùng qua các ứng dụng chat như nền tảng thương mại điện tử, Line Mall. Xu hướng gia tăng của thương mại vi mô này có thể trở thành cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều người. Với sự phát triển như vũ bão của điện thoại thông minh tại châu Á, thương mại di động đã thực sự trở thành một mối đe doạ và cũng là tiềm năng kinh tế.
Khi các thương hiệu kịp nhận ra tiềm năng của các ứng dụng chat, những ứng dụng này đã sẵn sàng để tham gia và thống trị cuộc chơi. Không chỉ những ứng dụng chat phát triển ở châu Á thúc đẩy việc xây dựng cộng đồng và thương mại di dộng, các ứng dụng này cũng đang trở thành nền tảng một chiều phục vụ các nhu cầu giải trí - phát triển các trò chơi di động trong máy và kết hợp với các thiết bị đeo trên người (wearable) và mạng Internet của vạn vật (IoT).
Tương tác trực tiếp: Vai trò không thay thế được
Thực ra thì chẳng có gì có thể thay thế được những cuộc hội thoại mặt đối mặt, trao đổi bằng ánh mắt và những cái bắt tay đầy tin tưởng. Cũng vì lẽ này, các ứng dụng chat trở nên càng cá nhân hơn, và thậm chí khuyến khích các tương tác bên ngoài ứng dụng. Ví dụ, Line cho phép người sử dụng tạo ra các hình động sử dụng chính ảnh của họ, trong khi Zalo tự hào về khả năng tìm kiếm những người dùng gần đó, khuyến khích người dùng trong vùng lân cận kết bạn với nhau.
40 năm vừa qua, công nghệ đã phát triển một cách nhanh trong và 40 năm tới chúng ta sẽ chứng kiến những cải tiến công nghệ thậm chí ở tốc độ nhanh hơn. Lực lượng lao động ngày càng trở nên di động hơn, với phần lớn những người tiêu dùng sử dụng các thiết bị di động cho các công việc thường nhật, ví dụ như mua hàng tạp hoá. Ngay cả khi các giải pháp và công cụ công nghệ phát triển, bản chất của truyền thông không hề thay đổi. Những tương tác trực tiếp, những mối quan hệ cá nhân hay những ấn tượng ban đầu vẫn rất quan trọng, đặc biệt là trong kinh doanh.
Các nhà phát triển ứng dụng chat từ châu Á có thể học hỏi từ cộng sự tại Trung Đông về cách xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Jeltee, một ứng dụng di động mới tại các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, mới được phát hành, buộc mọi người rời mắt khỏi điện thoại di động và bắt đầu nói chuyện trong đời thực. Ứng dụng này giới hạn tương tác online tới 24 giờ đồng hồ, sau đó ứng dụng sẽ khuyến khích người dùng đứng dậy và gặp mặt trực tiếp. Điều nay cũng đồng thời với suy nghĩ của riêng tôi rằng mặc dù công nghệ có thể giúp tạo ra và duy trì các mối quan hệ cũng như tăng quyền năng cho các cộng đồng đa dạng, một mối quan hệ không thể chỉ duy trì trên điện tử, mà còn phải rất cá nhân.
Gary Shapiro
Gary Shapiro là Chủ tịch và CEO của Hiệp hội Điện tử Người tiêu dùng (CEA)®, người sở hữu và nhà tổ chức của CES International. Cùng với Intex Shanghai, CEA hiện đang tổ chức Triển lãm quốc tế CES Châu Á, một sự kiện thương mại điện tử hướng tới người tiêu dùng tại Thượng Hải, Trung Quốc.
>> Những sản phẩm công nghệ đỉnh nhất CES 2015