Xem cách người Nhật đổ rác, bạn sẽ hiểu tại sao cả thế giới phải thán phục quốc gia này

10/09/2018 08:27 AM | Xã hội

Ở Nhật Bản, việc vứt rác không chỉ đơn thuần là cho tất cả những gì không dùng được vào một cái túi như chúng ta vẫn làm đâu.

Tỉ mỉ, chuyên cần và kỉ luật - 3 đức tính đó theo người Nhật trên mọi mặt của cuộc sống. Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã biết về những chuyến tàu điện chính xác đến từng giây, về những cổ động viên bóng đá ở lại sau khi trận đấu kết thúc để dọn dẹp chính khu mình ngồi hay về tinh thần trách nghiệm của họ tuyệt vời ra sao.

Và đức tính tuyệt vời ấy cũng được thể hiện ngay trong cách mà họ đổ rác: nghiêm ngặt và đầy kỷ luật.

1. Bạn phải phân loại rác và bỏ vào túi theo quy định của chính phủ

Quy định về phân loại ở mỗi nơi có thể khác nhau đôi chút, nhưng nhìn chung người Nhật sẽ chia rác làm 4 loại chính: rác nhựa, rác tái chế, rác đốt được và rác không đốt được.

Điều này đòi hỏi nhiều công sức hơn bạn nghĩ đấy. Ngoài việc nắm rõ các nguyên tắc, bạn cũng nên cẩn thận khi phân loại.

Xem cách người Nhật đổ rác, bạn sẽ hiểu tại sao cả thế giới phải thán phục quốc gia này - Ảnh 1.

Trên bao bì các sản phẩm đều có ghi các kí hiệu để người dùng có thể dễ dàng phân loại sau khi sử dụng

Ví dụ như một số chai nhựa có phần thân và vỏ nylon ghi nhãn hiệu thuộc loại rác nhựa nhưng nắp chai lại là rác tái chế đấy nhé.

2. Rác cũng phải có nhãn ghi tên đàng hoàng nhé

Sau khi phân loại, phế thải sẽ được bỏ vào các túi do chính phủ phát hành. Mỗi màu tương ứng với một loại riêng và sẽ được công nhân vệ sinh mang đi vào một ngày nhất định trong tuần.

Xem cách người Nhật đổ rác, bạn sẽ hiểu tại sao cả thế giới phải thán phục quốc gia này - Ảnh 2.

Túi rác trước khi được để ra nơi chuyên dụng sẽ phải gắn biển tên và số nhà của người đổ.

Điều này để phòng khi ai đó nhầm lẫn hay cố tình không phân loại rác, túi rác sẽ không được thu gom và mọi người đều biết ai là người có trách nhiệm với nó. Nếu chủ nhân của chiếc túi cố tình lờ đi thì hoặc hàng xóm sẽ mang tới tận nhà trả lại, hoặc họ sẽ bị "răn đe" bởi chủ đất hoặc thậm chí là cảnh sát.

3. Phế liệu, rác thải ngoại cỡ sẽ được đổ riêng và bạn phải trả thêm phí cho việc này

Ở mỗi nơi, số tiền phải trả sẽ một khác, nhưng đều theo một quy định chung là rác càng to, phí càng lớn. Bạn có thể đăng kí đổ rác ngoại cỡ online hoặc đăng kí trực tiếp tại trụ sở thành phố.

Xem cách người Nhật đổ rác, bạn sẽ hiểu tại sao cả thế giới phải thán phục quốc gia này - Ảnh 3.

Chẳng hạn như tại Shibuya, Tokyo, bạn mất 400 yên để vứt 1 cái ghế, 1200 yên cho 1 cái đệm và 2000 yên cho 1 cái sofa. Sợ chưa?

4. Đổ rác cũng cần đúng giờ

Và khoảng thời gian này rơi vào đâu đó giữa 8 - 10 giờ sáng. Hãy chú ý nhé, vì nếu bạn lỡ mất khung giờ này thì có thể sẽ phải mang rác về nhà và chờ đến đợt thu gom sau đấy.

Xem cách người Nhật đổ rác, bạn sẽ hiểu tại sao cả thế giới phải thán phục quốc gia này - Ảnh 4.

Khu đổ rác tập trung

5. Làm sạch... rác trước khi đổ

Đúng rồi đấy bạn không nhầm đâu. Các chai lọ, hộp đựng,... phải được rửa đàng hoàng trước khi vứt đi.

Xem cách người Nhật đổ rác, bạn sẽ hiểu tại sao cả thế giới phải thán phục quốc gia này - Ảnh 5.

Ở Nhật, tới cả rác cũng sạch

6. Các quy định riêng của từng địa phương

Tùy vào nơi bạn sinh sống, chính quyền địa phương sẽ đưa ra thêm vài điều kiện riêng. Chẳng hạn một số vùng có nhiều quạ, bạn sẽ phải bao cái túi rác của nhà mình bằng một cái túi lưới nữa - để đề phòng rác bị lũ này bới tung tóe lên.

Xem cách người Nhật đổ rác, bạn sẽ hiểu tại sao cả thế giới phải thán phục quốc gia này - Ảnh 6.

Tuy có phần phức tạp và mất thời gian, nhưng chỉ có như vậy thì việc tái chế và xử lí rác mới hiệu quả và nhanh chóng. Những quy định này có thể rất khắt khe với chúng ta, nhưng người Nhật đã thực hiện chúng từ rất lâu và họ coi đây là một phần rất bình thường của cuộc sống.

Còn bạn, bạn sẽ đồng ý chứ - nếu một ngày chúng ta cũng sẽ phải đổ rác theo nguyên tắc ngặt nghèo như vậy? Ý kiến của bạn là gì, hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Theo Billy Cipher

Cùng chuyên mục
XEM