Vượt lên số phận, nữ vận động viên 32 tuổi mắc ung thư đã làm nên điều kỳ diệu

30/06/2019 19:21 PM | Sống

Gabe Grunewald sau gần 10 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư hiếm gặp, vẫn quyết vượt lên số phận tiếp tục chạy đua, lan tỏa sự lạc quan dù cận kề cửa tử.

Hành trình 10 năm chiến đấu với ung thư và đam mê thể thao của nữ vận động viên đất Mỹ

Gabe Grunewald là nữ vận động viên chạy cự ly trung bình có tiếng tại Mỹ. Không có xuất phát điểm như một vận động viên chuyên nghiệp, cô chỉ tham dự đội tuyển chạy của trường.

Cô ngày càng đạt được nhiều thành tích tốt, nhưng mọi việc đã rẽ sang một hướng khác khi Gabe bị chẩn đoán mắc ung thu biểu mô tuyến – một dạng hiếm gặp ở tuyến nước bọt vào năm 2009.

Vượt lên số phận, nữ vận động viên 32 tuổi mắc ung thư đã làm nên điều kỳ diệu - Ảnh 1.

Gabe Grunewald – Từ 1 VĐV sung sức đến nỗ lực chạy đua dù cận kề cửa tử sau khi mắc ung thư hiếm gặp


Năm 2010, cô lại bị ung thư tuyến giáp, nhưng không vì thế mà mà thành tích chạy của cô giảm sút. Ngược lại trên mỗi đường đua, người ta không chỉ thấy sự nhanh nhẹn, tiến bộ của cô mà còn thấy tất cả sự nỗ lực với vết sẹo dài 33cm hình móc câu ở bụng.

Vết sẹo chính là hình ảnh tượng trưng cho những gì Gabe phải trải qua bởi căn bệnh ung thư. Gabe rất ít khi tiết lộ về căn bệnh ung thư quái ác mà chỉ tập trung cho các giải đua bằng toàn bộ sức lực của mình khi đó.

Năm 2012, Gabe xếp thứ 4 trong giải đua giành vé dự Olympic. Một năm sau, cô đạt thành tích 4 phút 1,48 giây - thành tích tốt thứ 11 trong lịch sử nước Mỹ ở cự ly 1,500 mét nữ khi vẫn mang trong mình bệnh ung thư.

Đến năm 2014, cô vô địch nội dung chạy 3,000 mét trong nhà ở Mỹ. Năm 2016-1027, nữ vận động viên lại tiếp tục phải đối mặt với sự hoành hành của ung thư biểu mô.

Vượt lên số phận, nữ vận động viên 32 tuổi mắc ung thư đã làm nên điều kỳ diệu - Ảnh 2.

Gabe chia sẻ trên tờ New York Times: "Mặc dù còn trẻ, nhưng tôi đã bị ung thư. Tôi không muốn nói nhiều về bệnh tật của mình. Đây không phải là chuyện trên phim, mà đây là sự thật đáng sợ tôi phải đối mặt".

Gabe vẫn cố gắng tiếp tục đường đua nhưng lại phát hiện khối u mới ở bụng. Bác sĩ phải phẫu thuật và cắt khối u lớn ra khỏi lá gan của cô.

Sau đó khối u mới xuất hiện dưới dạng một số khối u nhỏ hơn ở gan và lần này cô phải hóa trị, xen lẫn những buổi tập chạy. Khi đang chuẩn bị tiếp cho Olympics 2020 thì ung thư tái phát.

Vượt lên số phận, nữ vận động viên 32 tuổi mắc ung thư đã làm nên điều kỳ diệu - Ảnh 3.

ảnh trên giường bệnh cuối cùng của nữ VĐV trên trang Instagram cá nhân thu hút hàng chục nghìn lượt yêu thích


Mặc dù có những khối u lớn trên cổ, vau, bụng nhưng Gabe chưa bao giờ có ý định từ bỏ đam mê thể thao và vẫn luôn cố gắng đến hơi thở cuối cùng.

"Tôi đã chạy cho đến khi lên bàn phẫu thuật. Chạy giúp tôi giải tỏa tâm lý và cảm thấy bình tĩnh hơn, không còn quá lo lắng về bệnh tật.

Tôi rất thích chạy, đó là cách giúp tôi vượt qua những thứ khó khăn trong cuộc sống", Gabe từng chia sẻ.

Vượt lên số phận, nữ vận động viên 32 tuổi mắc ung thư đã làm nên điều kỳ diệu - Ảnh 4.

Vết sẹo dài 33cm hình móc câu ở bụng sau ca phẫu thuật cũng không thể ngăn nổi đam mê chạy và khát khao sống của cô


Đầu tháng 6/2019, tình trạng của nữ vận động viên Gabe đã trở nặng, bác sĩ cho biết cô có thể ra đi bất cứ lúc nào. Và Gabe đã ra đi khi vừa tròn 32 tuổi, cùng bao hoài bão với đường đua phía trước.

Chồng của gabe là Justin Grunewald – một bác sĩ đam mê chạy marathon, người đã luôn bên cạnh và động viên Gabe rất nhiều trong cuộc sống. Mặc dù biết Gabe mắc bệnh nặng nhưng anh vẫn cầu hôn cô năm 2013.

Gabe luôn mong muốn mình sẽ được sống thêm để tận hưởng cuộc sống và tiếp tục với đam mê thể thao.

Hành trình truyền cảm hứng và cố gắng vượt lên bệnh tật của Gabe tuy chỉ vỏn vẹn 10 năm, nhưng cô đã đem đến nhiều cảm xúc và động lực cho những người xung quanh.

Ung thư biểu mô tuyến – Căn bệnh hiếm gặp

Ung thư biểu mô tuyến là một dạng ung thư tương đối hiếm gặp, thường phát triển nhất ở tuyến nước bọt hoặc các vùng khác của đầu và cổ.

Căn bệnh này có thể xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như vú, da, cổ tử cung ở nữ giới, tuyến tiền liệt ở nam giới và các bộ phận khác.

Những người trong độ tuổi từ 40-60 có nguy cơ cao hơn dễ mắc bệnh, nhưng cũng có một số trường hợp trẻ em và người trẻ tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh.

Các triệu chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt: tê môi dưới và / hoặc các vùng mặt khác, suy nhược thần kinh gây ra yếu cơ của một số cơ mặt, đau liên tục, và / hoặc các bất thường liên quan khác.

Các triệu chứng bệnh ung thư tuyến lệ: mắt lồi, thay đổi thị lực. Ung thư biểu mô tuyến có thể phát sinh ở một số vùng da nhất định.

Các khối u ác tính này chủ yếu phát triển trên da đầu và ống tai ngoài, có khả năng dẫn đến đau, chảy mủ, chảy máu, và các triệu chứng khác.

Vượt lên số phận, nữ vận động viên 32 tuổi mắc ung thư đã làm nên điều kỳ diệu - Ảnh 5.

Bệnh cũng có thể gặp ở một số cơ quan của đường hô hấp dưới hoặc trên, vú, thực quản, cổ tử cung (nữ) và tuyến tiền liệt (nam).

Nguyên nhân chính xác của ung thư biểu mô tuyến vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại cho thấy những thay đổi di truyền (đột biến) là nền tảng cơ bản tạo ra biến đổi ác tính ở tế bào người mắc ung thư.

Phương pháp điều trị hiện nay bao gồm phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính và mô bị ảnh hưởng sau đó là xạ trị.

Theo Health, Raredisease

Theo Thu Phương

Cùng chuyên mục
XEM