Vũ Thuỳ Linh: Nữ Tiến sĩ cá nóc người Việt đầu tiên, lấy bằng đầu bếp mà tỉ lệ đỗ chỉ khoảng 40-60% và dự định biến cá nóc thành món ăn có giá trị ở Việt Nam

24/05/2022 14:21 PM | Sống

Cuối năm 2021 đầu năm 2022, Vũ Thuỳ Linh đã đạt được những thành công mà nhiều người mơ ước.

Cá nóc, trong tiếng Nhật gọi là “Fugu”, chứa một lượng chất độc Tetrodotoxin gây tử vong bên trong các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan, buồng trứng, mắt và da. Do vậy, tại Nhật Bản, việc chế biến cá nóc tại các nhà hàng được kiểm soát chặt chẽ bởi luật pháp và chỉ những đầu bếp có bằng cấp cùng tay nghề cao, mất nhiều năm rèn luyện mới có thể chế biến được món Fugu an toàn.

Ở Nhật, cá nóc được phục vụ với đa dạng các món, phổ biến nhất là Fugu Sashimi hay còn gọi là Tessa, với những lát Fugu được cắt mỏng như giấy, xếp thành hình hoa cúc trang nhã, hay món lẩu Tecchiri với những miếng cá hấp dẫn cùng nước dùng Dashi ngọt thơm.

Tại Nhật, để lấy bằng đầu bếp chế biến cá nóc chỉ đếm trên đầu ngón tay vậy mà Vũ Thuỳ Linh đã vượt qua nhiều khó khăn, thực hành khổ luyện đã trở thành nữ đầu bếp cá nóc người Việt đầu tiên.

KHÔNG CÓ GÌ LÀ TÌNH CỜ - CÁ NÓC ĐẾN NHƯ MỘT CÁI DUYÊN NÊN MÌNH ĐÓN NHẬN THÔI!

Cô là Vũ Thùy Linh, sinh năm 1991, quê ở Nam Định, hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Không người thân, không mạnh về  tài chính, rào cản văn hóa ngôn ngữ và các quy chuẩn khắt khe… ở xứ người không làm khó được cô gái Việt. Những thành tích mà cô gái 9X đạt được khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Vũ Thuỳ Linh: Nữ Tiến sĩ cá nóc người Việt đầu tiên, lấy bằng đầu bếp mà tỉ lệ đỗ chỉ khoảng 40-60% và dự định biến cá nóc thành món ăn có giá trị ở Việt Nam - Ảnh 1.

Tháng 11/2020, Thùy Linh nhận Bằng đầu bếp quốc gia Nhật Bản. Ngày 10/2/2021, Linh xuất sắc thi đỗ kì thi và 15/3/2021 chính thức trở thành người được cấp Bằng đầu bếp chuyên chế biến cá nóc Nhật Bản và vinh dự nhận Bằng Tiến sĩ chuyên ngành Dinh dưỡng thực phẩm với chuỗi nghiên cứu về Văn hóa ẩm thực - tính an toàn của cá nóc vào ngày 19/3/2021.

Kể về cơ duyên đến với cá nóc chị chia sẻ: "Lúc đầu sang đây là chị làm ở vị trí nhân viên kinh doanh nhưng tình cờ công ty mình làm lại chuyên sản xuất, chế biến cá nóc. Xong mình mới thấy con cá nóc ở Việt Nam vô giá trị, thậm chí cấm sử dụng nhưng ở Nhật lại là món ăn rất ngon và có giá trị cao. Nên chị mong muốn nghiên cứu và đem phương pháp đó về Việt Nam. Từ đó bắt đầu chị tìm hiểu sâu hơn".

Vũ Thuỳ Linh: Nữ Tiến sĩ cá nóc người Việt đầu tiên, lấy bằng đầu bếp mà tỉ lệ đỗ chỉ khoảng 40-60% và dự định biến cá nóc thành món ăn có giá trị ở Việt Nam - Ảnh 2.
Vũ Thuỳ Linh: Nữ Tiến sĩ cá nóc người Việt đầu tiên, lấy bằng đầu bếp mà tỉ lệ đỗ chỉ khoảng 40-60% và dự định biến cá nóc thành món ăn có giá trị ở Việt Nam - Ảnh 3.

Được biết, việc chế biến cá nóc không hề đơn giản chỉ một sai sót nhỏ cũng rất ảnh hưởng đến tính mạng con người, có lẽ với ai khi bắt đầu thử thì cũng khá là lo lắng thì chị Linh cho biết: "Bản thân cũng thấy khá bình thường vì mình học từ những cái chuẩn nhất ngay từ đầu rồi nên rất yên tâm. Nếu có lo thì mình chỉ lo về sau khi mình đem những cái mình học được truyền đạt cho mọi người thì mọi người có hiểu và làm đúng hay không thôi".

Vũ Thuỳ Linh: Nữ Tiến sĩ cá nóc người Việt đầu tiên, lấy bằng đầu bếp mà tỉ lệ đỗ chỉ khoảng 40-60% và dự định biến cá nóc thành món ăn có giá trị ở Việt Nam - Ảnh 4.

Các đầu bếp Nhật sau khi lấy bằng đầu bếp quốc gia hoặc trải qua khóa học đặc biệt mới được đi thi, chị Linh chia sẻ: "Bình thường để lấy bằng cá nóc người ta phải mất rất nhiều thời gian, làm việc liên tục và phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm mổ cá nóc".

VỪA CHINH PHỤC TẤM BẰNG TIẾN SĨ VỪA LẤY BẰNG ĐẦU BẾP CÁ NÓC

Với kì thi lấy bằng cá nóc thì có tận 3 bài thi liên hoàn: Thi lý thuyết, Thi nhận biết loài cá nóc và Thi thực hành. Phần thi lý thuyết một lần nữa thi giống như kì thi lấy bằng đầu bếp nhưng bổ sung kiến thức khoa học về cá nóc. Phần thi nhận biết loài cá nóc (có 5 loại ở 5 ô kín tách biệt, trong 5 giây dùng mọi giác quan và viết tên chuẩn 5 loài cá ra). Phần thi thực hành: Trong 20 phút hoàn thành mổ một con cá nóc hổ, phân tách sạch đẹp các bộ phận nội tạng.

Chị Linh cho biết, bản thân chỉ có hơn 1 tháng để ôn luyện để lấy bằng cá nóc và thực hành thì chỉ có 1 tuần. Chị Linh bộc bạch: "Cũng rất may lấy bằng tiến sĩ và bằng đầu bếp của chị đều liên quan đến cá nóc. Bên cạnh đó, chị luôn được mọi người ủng hộ như bác Giám đốc của công ty chị đã dành 2 ngày cuối tuần trước khi thi để cùng chị thực hành mổ cá nóc."

Vũ Thuỳ Linh: Nữ Tiến sĩ cá nóc người Việt đầu tiên, lấy bằng đầu bếp mà tỉ lệ đỗ chỉ khoảng 40-60% và dự định biến cá nóc thành món ăn có giá trị ở Việt Nam - Ảnh 5.

Khi hỏi chị Linh tại sao chị không chọn làm từng việc một mà lại làm hai công việc khá quan trọng trong cuộc đời như vậy cùng lúc, chị chia sẻ: "Hai công việc này rất quan trọng với chị. Nếu không làm bây giờ thì không có thời gian để làm. Thứ nhất mình xác định đó là những việc mình muốn làm đó, vì con đường tương lai. Thứ hai không còn lúc nào khác để làm nên buộc phải làm thôi, mình bớt chút thời gian ăn chơi đi. Có thể ban ngày sẽ học nghiên cứu, buổi tối chị học kiến thức về cá nóc".

Việc chế biến cá nóc khó như vậy nhưng với nữ tiến sĩ chị cho rằng công đoạn khó khăn nhất chính là phân biệt các loại cá nóc: "Gọi là cá nóc thế nhưng có hơn 100 loài. Mình phải phân biệt loài nào ăn được không ăn được. Sau đó là mổ, thực chất cũng giống những loại cá khác thôi, mọi người học là được chứ không đến nỗi là không học được".

Vũ Thuỳ Linh: Nữ Tiến sĩ cá nóc người Việt đầu tiên, lấy bằng đầu bếp mà tỉ lệ đỗ chỉ khoảng 40-60% và dự định biến cá nóc thành món ăn có giá trị ở Việt Nam - Ảnh 6.
Vũ Thuỳ Linh: Nữ Tiến sĩ cá nóc người Việt đầu tiên, lấy bằng đầu bếp mà tỉ lệ đỗ chỉ khoảng 40-60% và dự định biến cá nóc thành món ăn có giá trị ở Việt Nam - Ảnh 7.

Vừa nghiên cứu Tiến sĩ, vừa học lấy bằng đầu bếp.

Với chị Linh yếu tố thành công trong công việc là khi bắt đầu làm gì đó mình phải luôn đặt câu hỏi trong đầu rằng: "Làm việc này mọi người có hạnh phúc không?". Nếu khi hạnh phúc thì mọi thứ khác như may mắn, kiên trì đều là điều tất nhiên sẽ đến với bản thân.

THỜI LƯỢNG DÀNH CHO CÔNG VIỆC NHIỀU NHƯNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ TÂM SỨC DÀNH CHO GIA ĐÌNH ÍT

Vũ Thuỳ Linh: Nữ Tiến sĩ cá nóc người Việt đầu tiên, lấy bằng đầu bếp mà tỉ lệ đỗ chỉ khoảng 40-60% và dự định biến cá nóc thành món ăn có giá trị ở Việt Nam - Ảnh 8.

Mỗi người sẽ có một quan niệm khác nhau về hạnh phúc, nữ tiến sĩ 9X cho biết: "Với chị có lẽ là thành công không chỉ trong công việc mà thành công trong cả cuộc sống của mình nữa. Chị muốn mình phải có gia đình hạnh phúc và công việc viên mãn."

Chị cho biết thêm: "Rất may mắn khi được gia đình ủng hộ. Khi chị ngỏ lời muốn sang Nhật làm thì bố mẹ chị có nói là “Nếu đây là quyết định của con, con chọn thì con làm đi”, còn chồng chị lí do lớn nhất chị chọn anh ấy vì anh ấy có ns: “Anh ấy sẽ ủng hộ và hỗ trợ chị mọi lúc”. Nên vì vậy điều có lẽ quan trọng là mình luôn có người thân ủng hộ bản thân".

Vũ Thuỳ Linh: Nữ Tiến sĩ cá nóc người Việt đầu tiên, lấy bằng đầu bếp mà tỉ lệ đỗ chỉ khoảng 40-60% và dự định biến cá nóc thành món ăn có giá trị ở Việt Nam - Ảnh 9.
Vũ Thuỳ Linh: Nữ Tiến sĩ cá nóc người Việt đầu tiên, lấy bằng đầu bếp mà tỉ lệ đỗ chỉ khoảng 40-60% và dự định biến cá nóc thành món ăn có giá trị ở Việt Nam - Ảnh 10.

Nữ tiến sĩ chia sẻ rất may mắn khi tìm được một người chồng luôn ủng hộ mình.

Kể về một ngày làm việc của bản thân khá dày đặc, khi được hỏi về bí quyết cân bằng cuộc sống và gia đình chị Linh chia sẻ: "Như hiện tại thì thời lượng dành cho công việc sẽ lớn hơn nhưng không có nghĩa là tâm sức của chị dành cho gia đình ít đi. Mà những lúc chị dành thời gian cho gia đình thì chị luôn cố gắng tập trung vào đó. Mình luôn là người mọi người tìm đến để chia sẻ, mình sẽ không là người có thể buôn chuyện nhưng nếu cần thì mình sẵn sàng đưa ra lời khuyên chân thật nhất". 

Vũ Thuỳ Linh: Nữ Tiến sĩ cá nóc người Việt đầu tiên, lấy bằng đầu bếp mà tỉ lệ đỗ chỉ khoảng 40-60% và dự định biến cá nóc thành món ăn có giá trị ở Việt Nam - Ảnh 11.

Vũ Thuỳ Linh cùng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp trong buổi đàm phán hợp tác phát triển ngàng cá nóc.

Nói tiếp về dự định tương lai chị Linh cho biết: "Chị muốn mang nền ẩm thực của Nhật Bản về Việt Nam. Để làm được, chị phải đào tạo đầu bếp chuẩn cho Việt Nam, sau đấy thì mở những cái xưởng sản xuất theo chuẩn Nhật Bản. Bước tiếp theo về nuôi trồng".

Vũ Thuỳ Linh: Nữ Tiến sĩ cá nóc người Việt đầu tiên, lấy bằng đầu bếp mà tỉ lệ đỗ chỉ khoảng 40-60% và dự định biến cá nóc thành món ăn có giá trị ở Việt Nam - Ảnh 12.

Đưa cá nóc về Việt Nam và được nhiều chuyên gia đánh giá cao.


Theo HTP

Cùng chuyên mục
XEM