Với công nghệ này, ngành công nghiệp phân bón 100 tỷ USD của thế giới có đứng trước bờ vực sụp đổ?
Hiện mảng hóa chất diệt cỏ có doanh số tới 26 tỷ USD mỗi năm, chiếm 46% doanh thu của ngành thuốc trừ sâu.
Trên một cánh đồng củ cải đường tại Thụy Sĩ, một chú robot chạy bằng năng lượng mặt trời đang cặm cụi nhổ cỏ tưới nước cho các hàng cây. Những vùng cỏ dại sẽ bị robot tự động phun hóa chất diệt cỏ, còn những hàng cây đang phát triển sẽ được tưới nước.
Đây là một trong những chú robot đang được phát triển nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư nghiên cứu cho hóa chất diệt cỏ cũng như mảng phát triển cây giống chống sâu bệnh, cỏ dại. Bằng hệ thống camera cùng máy quét, các robot này có thể phát hiện được cỏ dại và phun thuốc đúng chỗ, đúng liều.
Hiện mảng hóa chất diệt cỏ có doanh số tới 26 tỷ USD mỗi năm, chiếm 46% doanh thu của ngành thuốc trừ sâu.
Theo EcoRobotix, nhà phát triển công nghệ tự đồng diệt cỏ trên cho biết thiết kế này có thể giúp người nông dân giảm 20 lần số thuốc trừ sâu cần sử dụng.
Không riêng gì EcoRobotix, nhiều công ty khác cũng đang hướng đến mảng công nghệ cho nông nghiệp. Startup Blue River được Deere&Co mua lại với giá 305 triệu USD cũng đang phát triển công nghệ camera và máy quét cho nông nghiệp để tưới tiêu và phun thuốc trừ sâu đúng chỗ, qua đó tiết kiệm chi phí.
Những thử nghiệm của Blue Driver cho thấy công nghệ này có thể tiết kiệm đến 90% lượng thuốc trừ sâu mà người nông dân sử dụng.
Hãng Blue Driver cho biết họ không chỉ thử nghiệm trên cánh đồng bông mà còn đang tiến tới những nông sản khác như đậu nành. Công ty cũng kỳ vọng có thể phổ biến sản phẩm này ra thị trường trong vòng 5 năm tới.
Mặc dù công nghệ này có thể giúp người nông dân tiết kiệm nhưng một số chuyên gia cho rằng chúng sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiêu thụ ở Mỹ. Giá ngô và đậu nành tại thị trường này đã giảm và thu nhập của nông dân Mỹ đã giảm hơn 50% so với năm 2013, qua đó giảm số tiền khả dụng chi tiêu cho các công nghệ mới.
Tập đoàn Bayer, một trong những hãng sản xuất phân bón và chất hóa học lớn nhất thế giới đã liên kết với Bosch vào tháng 9/2017 để nghiên cứu công nghệ phun hóa chất hiệu quả hơn.
Trong khi đó, hãng Syngenta, ông chủ của Blue Driver trước khi Deere mua lại, cho rằng công nghệ mới này là thách thức lớn nhất với mô hình kinh doanh hiện nay của công ty.
"Chúng tôi sẽ tham gia cùng xu hướng này bằng các tạo ra những công thức hóa chất cùng các sản phẩm thiết kế riêng cho kỹ thuật mới", Giám đốc mảng kiểm soát cỏ dại Renaud Deval của Syngenta nói.
Theo giám đốc đầu tư Michael Underhill của Capital Innovations, nhiều công ty lớn vẫn còn đánh giá quá thấp mối đe dọa của công nghệ tưới phân tự động.
"Sự chính xác đem lại hiệu quả, giúp làm giảm liều lượng cần dùng, qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hãng và khiến các công ty này phải chịu thiệt hại lớn", ông Underhill nói.
Trên thực tế, những nhà sản xuất thuốc trừ sâu đã gặp phải vô vàn chỉ trích từ những nhà hoạt động xã hội do sản phẩm của họ gây hại cho môi trường. Chính phủ của nhiều nước cũng đang phải đau đầu với các cuộc tranh cãi có nên ban hành luật giới hạn các công ty hóa chất thế này hay không. Mặc dù gây hại cho môi trường nhưng chính những công ty này lại góp phần làm gia tăng sản lượng lương thực, điều tối cần thiết cho xã hội.
Ngoài ra, các công ty hóa chất này hàng năm phải cải tiến cho ra những dòng sản phẩm mới trước thực trạng các loài cỏ dại, sâu bệnh nhờn thuốc và biến dị. Điều này càng gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hơn.
Chuyên gia Michael Owen của trường đại học Iowa State University nhận định các tập đoàn hóa chất hiện đang phải tốn gần 400 triệu USD để phát triển các sản phẩm hóa chất trừ sâu thế hệ mới, trong khi việc phát triển công nghệ tưới phân tự động lại ít tốn kém hơn nhiều.