VNĐ vẫn ổn định kể cả khi nhiều đồng tiền ở các nền kinh tế mới nổi mất giá

23/05/2018 08:00 AM | Kinh tế vĩ mô

Báo cáo vừa được VinaCapital đưa ra cho biết đồng USD đã mạnh lên khi chỉ số DXY tăng giá 4% kể từ giữa tháng 4. Nhiều đồng tiền của các thị trường mới nổi (EM) đã giảm mạnh, cá biệt có trường hợp của Argentina mất gần 30%. Dù vậy theo tính toán, VNĐ mới chỉ giảm 0,3%.

Lý do tiền bị rút khỏi các thị trường mới nổi

DXY, chỉ số đồng Dollar đã tăng 4% từ tháng 4 do sự mở rộng chênh lệch giữa lãi suất của Mỹ so với các quốc gia Châu Âu, Nhật Bản và phần còn lại của thế giới.

Theo Goldman Sachs, đợt nhảy vọt này lại bắt nguồn từ việc các nhà đầu cơ đã tích lũy vị thế bán lớn nhất từ trước đến nay trong vòng 7 năm. Các nhà giao dịch đã đánh cược USD sẽ còn tiếp tục rơi trong năm nay sau khi rơi 11% trong năm 2017, do tình trạng yếu kém của tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách Mỹ.

VNĐ vẫn ổn định kể cả khi nhiều đồng tiền ở các nền kinh tế mới nổi mất giá - Ảnh 1.

Đợt tăng bất ngờ của đồng Dollar trong tháng 4. (Nguồn VinaCapital)

Tuy nhiên, đợt tăng đột ngột vừa qua đã buộc những nhà đầu tư dùng đòn bẩy phải đóng vị thế bán (hơn nửa vị thế đóng kể từ cuối tháng 4).

Đồng USD tăng giá đã tạo nên sự căng thẳng cho nhà đầu tư tại các thị trường mới nổi (EM) bởi các lý do sau.

Thứ nhất, các khoản nợ bằng USD đắt hơn khi thanh toán và khoản nợ định danh bằng ngoại tệ tại EM đã tăng lên 4 nghìn tỷ USD trong 10 năm vừa qua.

Thứ hai, các quốc gia có thậm hụt tài khoản vãng lai hay thâm hụt thương mại chịu lạm phát cao hơn khi đồng đồng tiền mất giá.

Thứ ba, các nhà đầu tư nước ngoài rút tiền khỏi EM khi rủi ro thiệt hại từ tỷ giá xuất hiện nhiều hơn. Trong đó, dòng tiền nóng chảy khỏi EM chủ yếu từ hoạt động kiếm lời từ chênh lệch tỷ giá (carry trade).

Nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào thị trường tương đối ổn định như Ấn Độ và Indonesia với mong muốn kiếm lãi từ kiếm chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên, phần lãi chênh lệch này có thể dễ dàng bị bốc hơi khi đồng nội tệ mất giá. Vì vậy, họ sẽ nhanh tay chuyển tiền về nước khi thị trường ngoại hối bất ổn.

Cuối cùng, phát biểu Chủ tịch FED vừa qua tại Thụy Sĩ cho biết định hướng chính sách của FED sẽ không chịu ảnh hưởng từ sự biến động từ các thị trường mới nổi cũng gây nên sự tổn thương tâm lý.

Thị trường Việt Nam kiên cường hơn so với các quốc gia khác

Theo VinaCapital, từ đầu năm VNĐ mới mất 0,3% cho thấy giá trị của tiền đồng ổn định hơn nhiều so với các đồng tiền khác tại các EM đang chịu sự rút vốn.

Cùng với đó, trong tháng 5, Fitch đã nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam lên BB lần đầu tiên từ 2014 phản ánh khả năng hấp thụ tốt những cú sốc từ bên ngoài.

Hiện, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vừa đạt 3,5 tháng nhập khẩu (tăng từ 2,3 tháng cuối 2016) cùng với đó lạm phát vẫn ở dưới 3%.

VNĐ vẫn ổn định kể cả khi nhiều đồng tiền ở các nền kinh tế mới nổi mất giá - Ảnh 2.

Tăng/giảm các đồng tiền tinh từ đầu năm. (Nguồn VinaCapital)

Dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) 4 tháng đầu năm theo ước tính tăng 67% lên mức 2,3 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vẫn duy trì khả năng đạt trên 7%/GDP năm 2018. Bình quân vốn FDI trong 5 năm gần đây đạt 7,5%/GDP.

Và Việt Nam vẫn duy trì thặng dư tài khoản vãng lai liên tục trong 5 năm, bình quân trên 3%/GDP. Đồ điện tử và điện thoại di động chiếm 1/3 xuất khẩu.

Phân tích sâu thêm về yếu tố dòng vốn ngoại, VinaCapital cho rằng mục tiêu của nhà đầu tư ngoại tại Việt Nam là hướng đến thặng dư dài hạn về vốn (capital gain), hơn là kinh doanh chênh lệch lãi suất (carry trade). Nên thị trường Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi dòng tiền nóng.

Không giống như Indonesia, khối ngoại lại nắm 1/2 trái phiếu chính phủ lưu hành. Trong khi đó, nhà đầu nước ngoài Việt Nam chưa phải là tay chơi lớn trên thị trường trái phiếu Chính phủ.

Cùng với đó, Vietnam dù có tỷ lệ nợ nước ngoài khá cao gần 50% GDP nhưng hầu hết là khoản nợ bằng ngoại tệ của Chính phủ là với World Bank, ADB và các định chế tương tự.

Với các thị trường mới nổi khác, Argentina và Thổ Nhỉ Kỳ đang phải trả giá do các chính sách sai lầm về mặt vĩ mô.

Còn Philippines và Ấn Độ đạng cùng trong tình trạng thậm hụt tài khoản vãng lai do ảnh hưởng từ giá dầu. Cả 2 quốc gia này hiện đều nhập khẩu hết lượng dầu tiêu thụ.

Theo Mai Hương

Cùng chuyên mục
XEM