Vietnam Airlines, Vietjet Air, Vietravel Airlines 'đua nhau' mua sắm, gần 300 máy bay mới "đổ bộ" trong vòng 5-7 năm tới

13/09/2023 07:10 AM | Kinh doanh

Năm 2023, tổng lượng tàu bay của các hãng phải tăng lên 230 chiếc vào các tháng đầu năm và lên 250 chiếc vào cuối năm. Tuy nhiên hiện nay tổng số máy bay của các hãng hàng không Việt chỉ khoảng 228 chiếc.

Vietnam Airlines, Vietjet Air, Vietravel Airlines 'đua nhau' mua sắm, gần 300 máy bay mới "đổ bộ" trong vòng 5-7 năm tới - Ảnh 1.

Ngày 11/9, Vietnam Airlines (mã chứng khoán: HVN) và tập đoàn sản xuất máy bay Boeing đã ký kết bản ghi nhớ về hợp đồng 50 máy bay thân hẹp Boeing 737 Max với giá trị 10 tỷ USD. Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa cho biết động thái này nằm trong chiến lược phát triển đội máy bay giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Theo kế hoạch đề ra, Vietnam Airlines cần bổ sung khoảng 60 máy bay đến năm 2030 và khoảng 100 máy bay thân hẹp, đến năm 2035.

Không chỉ riêng Vietnam Airlines, các hãng hàng không của Việt Nam cũng đang triển khai những kế hoạch để mở rộng đội tàu bay của mình. Cụ thể,  hồi đầu năm, Vietjet (mã chứng khoán: VJC) đã công bố sẽ tăng số lượng tàu bay từ 77 chiếc lên thành 87 chiếc. Trong năm nay, doanh nghiệp này đã đón thêm 5 chiếc máy bay mới để nâng số đang hoạt động lên 82 chiếc.

Mới đây, trong chuyến thăm của tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam, Vietjet cùng Boeing đã thống nhất bàn giao những tàu bay đầu tiên trong đơn đặt hàng 200 tàu bay B737 Max. Đơn hàng trị giá hơn 25 tỷ USD sẽ được thực hiện trong 5 năm tới với 12 tàu bay đầu tiên được bàn giao trong năm 2024.

Hồi đầu tháng 8 , Vietravel Airlines - hãng hàng không trẻ nhất Việt Nam đã xin điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đề nghị số tàu bay khai thác năm đầu tiên là 3 máy bay, tăng dần đến năm 2025 là 25 chiếc, đến năm 2030 là 50 chiếc. Trong giai đoạn sau năm 2030, hãng muốn được phát triển quy mô đội máy bay phù hợp với nhu cầu thị trường với chủng loại là Airbus/Boeing hoặc tương đương.

Vietravel cũng mới đón máy bay thứ 5 của hãng trong tháng 8 vừa qua. Chiếc máy bay này thuộc dòng Airbus A320, dự kiến sẽ được đón và đưa vào khai thác trong tháng 9/2023. Ngoài ra, hãng hàng không này còn đặt vấn đề thuê thêm tàu bay của Cambodia Airways vào giai cuối tháng 12/2023 để mở rộng mạng đường bay và kịp thời phục vụ tối đa nhu cầu di chuyển của hành khách trong dịp cao điểm Tết 2024.

Theo số liệu từ Planespotter, hiện tại các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác tổng cộng 228 máy bay các loại. Trong đó, số tàu bay sẵn sàng khai thác là 207 chiếc, số còn lại đang được thực hiện bảo dưỡng. 

Vietnam Airlines, Vietjet Air, Vietravel Airlines 'đua nhau' mua sắm, gần 300 máy bay mới "đổ bộ" trong vòng 5-7 năm tới - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh của các hãng hàng không Việt

Các hãng không Việt Nam ghi nhận kết quả kinh doanh kém khả quan kể từ sau khi đại dịch bùng phát vào năm 2021. Có ba hãng gồm Vietnam Airlines, Viejet và Bamboo Airways công bố BCTC năm 2022 thì cả ba hãng cùng báo lỗ, chủ yếu do giá vốn tăng cao.

Đến nửa đầu năm nay, cũng mới chỉ có Vietjet có lãi trở lại nhưng giảm 6% so với cùng kỳ.

Vietnam Airlines, Vietjet Air, Vietravel Airlines 'đua nhau' mua sắm, gần 300 máy bay mới "đổ bộ" trong vòng 5-7 năm tới - Ảnh 3.

Vì sao các hãng hàng không Việt vẫn đầu tư đội tàu bay mới?

Mặc dù vẫn đang gặp nhiều khó khăn như tình hình tài chính trồi sụt, thị trường hàng không thế giới chưa phục hồi hoàn toàn, giá nhiên liệu tăng cao... nhưng các hãng hàng không Việt Nam vẫn phải đầu tư thêm nhiều máy bay mới. Có một vài nguyên nhân cho điều này. 

Đầu tiên , khách hàng sử dụng đường hàng không để đi lại ngày càng lớn. Mới đây, theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) sau nửa đầu năm, lượng khách quốc tế đến đi qua các cảng hàng không Việt Nam đã đạt mức 74% so với trước dịch. Còn lượng khách nội địa đã tăng 15% so với trước dịch.

Năm 2024, lượng khách quốc tế đi qua các các hàng không Việt Nam sẽ phục hồi 91%, còn lượng khách nội địa tăng 23%. Còn đến năm 2025 lượng khách quốc tế và khách nội địa sẽ vượt lần lượt 5% và 29% so với trước dịch. Với lượng khách tăng lên như vậy, các hãng hàng không Việt Nam cần đủ lượng máy bay để cung cấp dịch vụ cho các hành khách. 

Vietnam Airlines, Vietjet Air, Vietravel Airlines 'đua nhau' mua sắm, gần 300 máy bay mới "đổ bộ" trong vòng 5-7 năm tới - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, hồi đầu năm nay, Cục Hàng không Việt Nam đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho các hãng trong nước tăng quy mô đội tàu để đáp ứng nhu cầu phục hồi của thị trường. Theo tính toán của Cục, trung bình một đầu tàu bay vận chuyển 250.000 khách mỗi năm. Với dự báo thị trường nội địa năm 2023 đạt 45,5 triệu khách, số lượng tàu bay phục vụ riêng thị trường nội địa là 182 chiếc.

Còn để phục vụ 13,6 triệu khách quốc tế, năm nay các hãng cần 57 tàu. Như vậy, trong năm 2023, tổng lượng tàu bay của các hãng phải tăng lên 230 chiếc vào các tháng đầu nVietnam Airlines, Viejet Air và Vietravel Airlines đã công bố kế hoạch mua máy bay mới.ăm và lên Vietnam Airlines, Viejet Air và Vietravel Airlines đã công bố kế hoạch mua máy bay mới.250 chiếc vào cuối năm. Tuy nhiên hiện nay tổng số máy bay của các hãng hàng không Việt chỉ khoảng 228 chiếc.

Thứ hai , các hãng hàng không Việt Nam đang mở nhiều đường bay mới. Theo Cục hàng không Việt Nam, các hãng hàng không Việt Nam sẽ mở thêm các đường bay mới đến các điểm như Ấn Độ, Australia, Kazakstan... hay mở lại các đường bay ngừng khai thác do dịch Covid-19. Vì vậy, việc có thêm máy bay sẽ giúp các hãng này có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của mình.

Thứ ba , việc mở rộng đội tàu bay có thể tăng sức cạnh tranh của các hãng hàng không Việt. Hồi đầu năm, ông Đinh Việt Phương, Tổng giám đốc Viejet cho biết cho biết tại đại hội cổ đông của công ty rằng kế hoạch phát triển của các hãng hàng không trên thế giới có đạt được hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc có được đảm bảo đủ số lượng tàu bay phục vụ cho nhu cầu khai thác thương mại hay không.

Trong năm 2020-2022, do tác động của đại dịch COVID-19 và địa chính trị, khả năng cung ứng tàu bay của hai nhà sản xuất lớn của Boeing và Airbus bị ảnh hưởng. Hai nhà sản xuất đều phải giảm số lượng sản xuất so với trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Thứ hai là sau đại dịch, nhu cầu đi lại trong nước và quốc tế của nhiều quốc gia, nhất là châu Âu, Mỹ, Trung Đông và châu Á, tăng rất mạnh. Điều này dẫn tới nhu cầu sử dụng tàu bay của các hãng đều tăng.

Nếu không đảm bảo được kế hoạch phát triển tàu bay thì các kế hoạch khác của Viejet khó mà đạt được. Công ty sẽ tiếp tục nhận tàu bay A330 theo đúng kế hoạch đặt ra để đảm bảo nhu cầu phát triển mạng bay cho các quốc gia và điểm đến xa hơn. Ngoài ra, hãng hàng không này cũng sẽ tiếp tục nhận tàu bay A321 trong năm 2023 và các năm tiếp theo. Ông Phương cũng thông tin rằng Airbus và Boeing đã xác nhận các slot để giao tàu bay cho Vietjet theo đúng yêu cầu của chúng ta. Điều này sẽ củng cố thêm niềm tin cho nhà đầu tư và cổ đông về việc thực hiện được kế hoạch năm 2023.

Còn mới đây, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa chia sẻ trong buổi họp báo công bố việc hợp tác với Boieng rằng đầu tư máy bay là dự án trọng điểm để hãng hàng không này đảm bảo đạt được mục tiêu.

"Dự án đầu tư đội máy bay thân hẹp nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines trên các đường bay nội địa và khu vực châu Á. Đồng thời, giúp chúng tôi hoàn thiện đội máy bay hiện đại, tiện nghi và tiết kiệm nhiên liệu", ông Hòa nói.

Trọng Hiếu

Cùng chuyên mục
XEM